Đã có Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố? Tải toàn văn Công văn 3748 ở đâu?
Đã có Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố? Tải toàn văn Công văn 3748 ở đâu?
Ngày 6/8/2024 Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 về việc thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố.
Cụ thể về Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 như sau:
Ngày 06/8/2024 Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố không thể thực hiện thủ tục hải quan,gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan. Trong khi chờ khắc phục sự cố hệ thống, để đảm bảo quá trình giải quyết thủ tục không bị gián đoạn đối với các lô hàng đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa về bảo quản/phê duyệt vận chuyển, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm phân công, bố trí Lãnh đạo và công chức trực 24/7 trong thời gian Hệ thống gặp sự cố để thực hiện một số nội dung đối với hàng hóa xuất khẩu, đối với hàng hóa nhập khẩu và một số nội dung khác.
Xem Toàn văn Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024
Đã có Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố? Tải toàn văn công văn 3748 ở đâu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa xuất khẩu thế nào?
Tại Mục 1 Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
- Người khai hải quan in 02 bản tờ khai xuất khẩu/tờ khai vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đã được thông quan/giải phóng hàng/phê duyệt vận chuyển và nộp cho Bộ phận giám sát của Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm.
- Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm
(i) Công chức tại bộ phận giám sát tiếp nhận 02 bản tờ khai hải quan do người khai hải quan nộp, kiểm tra tình trạng tờ khai do doanh nghiệp cung cấp đã được thông quan/giải phóng hàng/phê duyệt vận chuyển. Ký tên; ghi ngày, tháng, năm; đóng dấu công chức trên ô “Ghi chú”. Vào sổ theo dõi (bao gồm các thông tin: Số tờ khai, họ tên người đại diện doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh danh tính như: căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe...), lưu 01 bản và trả lại cho người khai hải quan 01 bản để nộp cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm, cảng khi đưa hàng vào để xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
(ii) Thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình xếp lên phương tiện vận
Hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa nhập khẩu thế nào?
Tại Mục 2 Công văn 3748/TCHQ-GSQL năm 2024 hướng dẫn thủ tục hải quan khi hệ thống gặp sự cố đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:
- Người khai hải quan:
(i) In 02 bản tờ khai nhập khẩu/tờ khai vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa về bảo quản/phê duyệt vận chuyển/đưa về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu và nộp cho bộ phận giám sát của Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm.
(ii) Xuất trình hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan, bao gồm: hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa đưa về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu để cổng chức bộ phận giám sát niêm phong và lập biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi, địa điểm
(i) Công chức tại bộ phận giám sát cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm tiếp nhận 02 bản tờ khai hải quan do người khai hải quan nộp, kiểm tra tình trạng tờ khai do doanh nghiệp cung cấp đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa về bảo quản/phê duyệt vận chuyển. Ký tên; ghi ngày, tháng, năm; đóng dấu công chức trên ô “Ghi chứ”.
Vào sổ theo dõi (bao gồm các thông tin: Số tờ khai, họ tên người đại diện doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh danh tính như: căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe...), lưu 01 bản và trả lại cho người khai hải quan 01 bản để nộp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, địa điểm để đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
(ii) Bố trí công chức thực hiện giám sát 24/7 tại khu vực cổng cảng, kho bãi, địa điểm.
(iii) Trường hợp hàng hóa phải niêm phong hải quan thì thực hiện theo điểm c mục 2 công văn này.
- Đối với hàng hóa phải niêm phong hải quan:
(i) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
+ Thực hiện niêm phong và lập 03 bản biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, lưu 01 bản, giao cho người khai hải quan 02 bản để bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.
+ Theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
(ii) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến.
- Tiếp nhận 02 bản Biên bản bàn giao do người khai hải quan nộp. Kiểm tra tình trạng niêm phong hoặc nguyên trạng hàng hoá, đối chiếu số niêm phong thực tế với số niêm phong hải quan (nếu có) hoặc số hiệu niêm phong hãng vận chuyển (nếu có) trên Biên bản bàn giao.
- Xác nhận, ký tên, đóng dấu trên 02 Biên bản bàn giao; trả lại người khai hải quan 01 bản; 01 bản lưu tại Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đến và hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.
Chú ý: Sau khi hệ thống được khắc phục, Chi cục Hải quan thì cập nhật ngay thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan vào Hệ thống tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?