Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153?

Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153? Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là ai? Chính sách thuế phí về bảo vệ môi trường được pháp luật quy định như thế nào?

Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP có quy định về phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải như sau:

Theo đó, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = f + C.

Trong đó:

- F là tổng số phí phải nộp trong kỳ nộp phí (quý hoặc năm).

- f là phí cố định quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP (quý hoặc năm).

- C là phí biến đổi, tính theo quý.

Phí biến đổi của cơ sở xả khí thải (C) là tổng số phí biến đổi tại mỗi dòng khí thải (Ci) được xác định theo công thức sau:

C = ΣCi.

Phí biến đổi mỗi dòng khí thải (Ci) bằng tổng số phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải (i) và được xác định theo công thức sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153?

Số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải (i) được xác định như sau:

số phí biến đổi

Trong đó:

- Thời gian xả khí thải tại dòng khí thải thứ i là tổng thời gian xả khí thải trong kỳ tính phí tại dòng khí thải thứ i theo khai báo của người nộp phí.

- Lưu lượng khí thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải phát sinh trong kỳ nộp phí được xác định như sau:

- Đối với cơ sở xả khí thải thực hiện quan trắc định kỳ:

+ Lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng ghi trong giấy phép môi trường; nồng độ từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải được xác định căn cứ vào số liệu quan trắc định kỳ 03 tháng/lần theo quy định tại Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

+ Trường hợp cơ sở xả khí thải có tần suất quan trắc định kỳ 06 tháng/lần theo quy định tại Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của kỳ quan trắc liền trước.

- Đối với cơ sở xả khí thải thực hiện quan trắc tự động, liên tục: Lưu lượng khí thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải được xác định theo giá trị trung bình của các kết quả đo (theo đặc tính kỹ thuật của từng loại thiết bị).

Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153?

Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153? (Hình từ Internet)

Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP có quy định về người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải như sau:

Đối tượng chịu phí và người nộp phí
...
2. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định của pháp luật là các cơ sở xả khí thải.

Do đó, cơ sở xả khí thải được quy định bao gồm:

- Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu);

- Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết);

- Cơ sở lọc, hoá dầu;

- Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

- Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than;

- Nhà máy nhiệt điện;

- Cơ sở sản xuất xi măng;

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.

Chính sách thuế phí về bảo vệ môi trường được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:

Theo đó, chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường được pháp luật quy định bao gồm:

- Thuế bảo vệ môi trường được quy định như sau:

+ Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường;

+ Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường;

+ Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:

+ Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

+ Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+ Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biểu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

21 lượt xem
Phí bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như thế nào theo Nghị định 153?
Pháp luật
Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải mới nhất là mẫu nào theo Nghị định 153?
Pháp luật
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Nghị định 153 là ai? Thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường và khí thải mới nhất theo quy định là mẫu nào theo Nghị định 153?
Pháp luật
Thủ tục khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 5/1/2025 theo Quyết định 2869 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quyết định 2869 về việc công bố TTHC mới ban hành trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính?
Pháp luật
Công trình nâng cấp cải tạo hệ thống kênh thoát nước có phải nộp phí bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Các trường hợp nào được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu? Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phí bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phí bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào