Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những gì? Hòa giải viên có nhiệm vụ gì trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
- Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những gì?
- Hòa giải viên có nhiệm vụ gì trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
- Thành phần tham dự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm những đối tượng nào?
- Thành phần tham dự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm những đối tượng nào?
- Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bị hoãn trong trường hợp nào?
Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những công việc sau đây:
- Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
- Vào sổ theo dõi vụ việc;
- Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
- Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;
- Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
- Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;
- Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
- Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
- Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
- Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.
Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm những gì? Hòa giải viên có nhiệm vụ gì trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên có nhiệm vụ gì trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định nhiệm vụ của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
- Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
- Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất.
Thành phần tham dự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
a) Hòa giải viên;
b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
c) Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.
Như vậy theo quy định trên thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
Thành phần tham dự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Thành phần phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thành phần phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại gồm có:
a) Hòa giải viên;
b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
c) Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công (sau đây gọi chung là Thẩm phán tham gia phiên họp).
2. Việc ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này.
Như vậy theo quy định trên thành phần phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại gồm có:
- Hòa giải viên;
- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công.
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án bị hoãn trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Hoãn phiền họp, mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một trong các bên đã được thông báo mà vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì chấm dứt hòa giải, đối thoại; Hòa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Hòa giải viên, Thẩm phán tham gia phiên họp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Theo yêu cầu của các bên.
2. Khi hoãn phiên họp, Hòa giải viên phải thông báo bằng văn bản cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Thời gian hoãn phiên họp là không quá 07 ngày kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên họp.
3. Hết thời gian quy định tại khoản 2 Điều này, Hòa giải viên phải mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Như vậy theo quy định trên hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Một trong các bên đã được thông báo mà vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì chấm dứt hòa giải, đối thoại; Hòa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án giải quyết;
- Hòa giải viên, Thẩm phán tham gia phiên họp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
- Theo yêu cầu của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?