Đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 có phải cởi đồ không? Hội đồng khám sức khỏe có nhiệm vụ như thế nào?

Đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 có phải cởi đồ không? Hội đồng khám sức khỏe có nhiệm vụ như thế nào? Câu hỏi của bạn T.S ở Hà Giang.

Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự 2024 có phải cởi đồ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
2. Nội dung khám sức khỏe
a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
...

Ngoài ra, tại tiểu mục 8 Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định về khám ngoại khoa ví dụ như bệnh trĩ như sau:

8. Khám ngoại khoa:
Số 84: Trĩ.
- Cách khám: Khám từng ng­­­ười một ở nơi đủ ánh sáng, ng­­­ười đ­­ược khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh.
- Phân loại: Lấy đư­­­ờng l­­­ược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn):
+ Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội.
+ Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại.
+ Nếu búi trĩ ở đ­­­ường l­­­ược là trĩ hỗn hợp.
- Triệu chứng: ỉa ra máu t­­ươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu t­­­ươi):
+ Trĩ lòi ra ngoài tự co đ­­­ược hay không tự co đư­­­ợc (phải đẩy lên).
+ Búi trĩ loét rớm máu.
+ Đã có tắc tĩnh mạch trĩ.
- Cách ghi vị trí búi trĩ:
Ví dụ: Trĩ nội 5 giờ 0,8 cm; trĩ ngoại 7 giờ 0,5 cm (phía x­­­ương cùng là 6 giờ, đối diện là 12 giờ).
Số 150: Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel).
- Đứng về ph­­­ương diện giải phẫu, giãn tĩnh mạch thừng tinh thư­­­ờng ở về bên trái. Nếu sờ thấy to hơn bên phải chút ít thì chư­­­a gọi là bệnh lý.
- Nhẹ: Sờ thấy tĩnh mạch to, thẳng, ch­­ưa quấn vào nhau thành búi.
- Nặng: Sờ thấy tĩnh mạch to, quấn vào nhau thành búi nh­­ư búi giun và thường làm sa bìu. Khi khám không cần cho chạy mà khám lúc bình thường.
Số 103: Bàn chân bẹt.
Bình th­­ường bàn chân in trên nền gạch, dấu chân bị khuyết ở vùng vòm bàn chân. Bàn chân bẹt dấu in không thấy khuyết ít ở vùng vòm.

Như vậy, đối với một số bệnh khi kiểm tra sức khỏe buộc công dân phải cởi đồ để bác sĩ có thể khám chi tiết và xác định chính xác tình trạng bệnh.

Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu cởi đồ để kiểm tra.

Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không? Hội đồng khám sức khỏe có nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ internet)

Hội đồng khám sức khỏe có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định về nhiệm vụ của hội đồng khám sức khỏe như sau:

(1) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

(2) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

- Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau:

Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì lịch đi nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ được thực hiện một lần vào tháng hai hoặc tháng ba năm 2024. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã đi dân quân tự vệ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu thuộc những trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Bị mù một mắt có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu như thế nào?
Pháp luật
Bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Công dân có được miễn nghĩa vụ quân sự khi có anh trai đang đi nghĩa vụ công an không? Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Công dân có hình xăm ở chân sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự? Trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Thời gian khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?
Pháp luật
Làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi đáp ứng được những điều kiện gì? Ai là người quản lý Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Học văn bằng 2 hay thạc sĩ, du học có tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được không? Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển nghĩa vụ quân sự mới nhất là mẫu nào? Phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
8,662 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào