Công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám?
- Công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám?
- Tiền lương và phụ cấp nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám thế nào?
- Chính sách thu hút nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám thế nào?
- Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay là gì?
Công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám?
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới (Dự thảo 5), bản được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám.
Tải về dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám
Theo đó, điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu chính là bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo, cụ thể như sau:
Đối với những chính sách hỗ trợ nhà giáo, tại Điều 28 dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất như sau:
- Chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm:
+ Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng;
+ Chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp;
+ Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc;
+ Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo.
- Ngoài chính sách chung nêu trên, nhà giáo công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong số các chính sách sau:
+ Được bảo đảm chỗ ở tập thể đủ các điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở khi đến công tác tạivùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định;
+ Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng.
- Ngoài các chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 28 dự thảo Luật Nhà giáo lần 5, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với viên chức và các chính sách hỗ trợ khác nếu có.
Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguồn tài chính hợp pháp của địa phương, cơ sở giáo dục.
Chính phủ quy định chi tiết các nội dung nêu trên.
So với đề xuất của Bộ Giáo dục và đào tạo tại dự thảo Luật Nhà giáo trước đó, có thể thấy, công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đã bỏ đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác.
Công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám? (Hình từ internet)
Tiền lương và phụ cấp nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám thế nào?
Theo Điều 27 dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu có đề xuất thực hiện tiền lương và phụ cấp nhà giáo như sau:
- Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau:
+ Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
+ Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
+ Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;
+ Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
- Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
- Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.
Theo đó, dự kiến tiền lương và phụ cấp nhà giáo sẽ được thực hiện theo đề xuất nêu trên.
Chính sách thu hút nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám thế nào?
Cụ thể, tại Điều 29 dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo 5), những chính sách thu hút nhà giáo dự kiến được thực hiện như sau:
Đối tượng hưởng chính sách thu hút:
- Người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo;
- Nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Các chính sách thu hút:
- Được hưởng phụ cấp và trợ cấp thu hút;
- Bảo đảm chỗ ở tập thể có đủ điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng.
Bên cạnh các chính sách thu hút nêu trên, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng các chính sách thu hút đối với viên chức và các chính sách thu hút khác theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách thu hút nhà giáo phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguồn tài chính hợp pháp địa phương, cơ sở giáo dục.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 có quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục như sau:
- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
- Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?