Đề xuất quy định cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Bồi dưỡng nhà giáo gồm những bồi dưỡng nào?
Đề xuất quy định cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Hiện hành, căn cứ tại Điều 73 Luật Giáo dục 2019 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà nước và cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Tại Điều 48 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất đào tạo nhà giáo như sau:
- Việc đào tạo người có nguyện vọng trở thành giáo viên được thực hiện như sau:
+ Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm có nhiệm vụ đào tạo người có nguyện vọng trở thành nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;
+ Trường sư phạm kỹ thuật có nhiệm vụ đào tạo người có nguyện vọng trở thành nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các trình độ sơ cấp và trung cấp.
- Việc đào tạo người có nguyện vọng trở thành giảng viên thực hiện như sau:
+ Cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học có nhiệm vụ đào tạo người có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy môn chuyên ngành của cơ sở mình thông qua việc tuyển dụng ứng viên có năng lực và phẩm chất phù hợp với nghề dạy học đã có bằng cử nhân trở lên hoặc văn bằng trình độ tương đương ở chuyên ngành đó;
+ Cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho người được tuyển dụng học bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn nhà giáo. Mức hỗ trợ được quy định trong quy chế nội bộ của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học.
Trong đó:
- Chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, việc cấp văn bằng thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các chương trình đào tạo nhà giáo phải được kiểm định và công nhận về chất lượng (khoản 5 Điều 48 dự thảo Luật Nhà giáo).
- Người học các chương trình đào tạo sư phạm có nhiệm vụ, quyền và hưởng chính sách theo quy định của Luật Giáo dục. Người được tuyển dụng để đào tạo thành nhà giáo trong các trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ, quyền và hưởng chính sách theo hợp đồng ký kết giữa cơ sở giáo dục và người được tuyển dụng (khoản 6 Điều 48 dự thảo Luật Nhà giáo).
Đồng thời khoản 2, khoản 3 Điều 49 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất nội dung, hình thức bồi dưỡng nhà giáo như sau:
- Các nội dung bồi dưỡng nhà giáo gồm:
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất và năng lực nhà giáo;
+ Bồi dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng chuẩn nhà giáo;
+ Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
+ Bồi dưỡng phục vụ những yêu cầu mới của thị trường lao động và bối cảnh kinh tế - xã hội;
+ Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời;
+ Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục;
+ Bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
- Các hình thức bồi dưỡng nhà giáo gồm:
+ Bồi dưỡng tập trung bao gồm học trực tiếp, trực tuyến, hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến do các cơ quan quản lý về giáo dục, chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục, hiệp hội tổ chức;
+ Học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, cơ sở giáo dục khác, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp;
+ Tham dự các hoạt động khoa học, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tham quan học tập về giáo dục;
+ Bồi dưỡng thông qua việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật tại nước ngoài;
+ Tự học, tự nghiên cứu;
+ Tự học có hướng dẫn thông qua các tài nguyên giáo dục mở (OER), các khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOC), đào tạo từ xa.
>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về
Đề xuất quy định cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Bồi dưỡng nhà giáo gồm những bồi dưỡng nào? (Hình ảnh Internet)
Bồi dưỡng nhà giáo gồm những loại bồi dưỡng nào theo dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ khoản 4 Điều 49 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất bồi dưỡng nhà giáo gồm những bồi dưỡng sau đây:
Bồi dưỡng nhà giáo
...
4. Bồi dưỡng nhà giáo bao gồm bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng tự chọn, bồi dưỡng tự nguyện.
a) Bồi dưỡng bắt buộc và bồi dưỡng tự chọn bao gồm các khóa học bồi dưỡng do cơ quan quản lý giáo dục, chính quyền địa phương, hiệp hội, cơ sở giáo dục tổ chức; người học được đánh giá sau khi hoàn thành học bồi dưỡng và được cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng hoặc chứng chỉ;
b) Bồi dưỡng tự nguyện là việc nhà giáo tham gia các khóa học hoặc tự học, tự nghiên cứu theo nhu cầu và sở thích cá nhân; người học có thể được đánh giá và được cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng hoặc chứng chỉ sau khi kết thúc theo quy chế của cơ sở bồi dưỡng.
Như vậy, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng tự chọn, bồi dưỡng tự nguyện.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?