Công bố danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề từ ngày 01/01/2023? Yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá?
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá được quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 7 Nghị định 89/2013/NĐ-CP về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như sau:
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
3. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
6. Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
- Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
Công bố danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề từ ngày 01/01/2023? Yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá?
Công bố danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề từ ngày 01/01/2023?
Ngày 30/12/2022, Bộ Tài chính ra Thông báo 955/TB-BTC năm 2022 công bố Danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá kể từ ngày 01/01/2023 tại doanh nghiệp thẩm định giá và Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày 01/01/2023.
- Danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản kể từ ngày 01/01/2023 tại các doanh nghiệp thẩm định giá được ghi nhận tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông báo 955/TB-BTC năm 2022
Các doanh nghiệp thẩm định giá tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được Bộ Tài chính cấp.
- Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày 01/01/2023: Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông báo 955/TB-BTC năm 2022
Trường hợp các doanh nghiệp không đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 39 Luật Giá 2012; Nghị định 12/2021/NĐ-CP và Thông tư 204/2014/TT-BTC trong 03 (ba) tháng liên tục kể từ ngày 01/01/2023, sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Giá 2012 hoặc đến khi có Thông báo khác.
Yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật về thẩm định giá?
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi tổng giám đốc, giám đốc các DN thẩm định giá về việc chấp quy định pháp luật về thẩm định giá.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, về cơ bản, các doanh nghiệp được kiểm tra đã chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được kiểm tra trong các năm trước đây cũng đã có ý thức chấp hành pháp luật về thẩm định giá tốt hơn, các thiếu sót cơ bản được khắc phục.
Trong quá trình kiểm tra, một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá như:
- Không thông báo cho Bộ Tài chính khi thay đổi danh sách thẩm định viên;
- Không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá;
- Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp, phát hành chứng thư thẩm định giá
- Báo cáo thẩm định giá không có đủ các thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Những vi phạm trên đều đã được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt theo quy định.
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân chính là do một số doanh nghiệp chưa quán triệt tốt việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá, đặc biệt là cập nhật kịp thời các quy định mới; chưa thực hiện tốt việc kiểm soát, kiểm tra nội bộ hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp; một số thẩm định viên còn thiếu kinh nghiệm và hiểu chưa sâu về tài sản thẩm định giá và thị trường của tài sản thẩm định giá…nên chưa có những đánh giá, biện luận cần thiết trong quá trình thẩm định giá để có kết luận phù hợp về giá trị của tài sản thẩm định giá.
Do đó, Bộ Tài chính yêu cầu tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá nhận rõ tồn tại, thiếu sót, đối chiếu với tình hình hoạt động để nghiêm khắc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời thông qua các phương thức sau:
- Thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
- Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, trước hết là hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
- Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình thẩm định giá nhất là việc khảo sát, thu nhập và phân tích thông tin.
- Lập đầy đủ các biên bản khảo sát thực trạng tài sản thẩm định giá và phiếu thu thập thông tin, trong đó phải ghi rõ nguồn, bảo đảm tính khách quan, trung thực và được kiểm chứng, xác minh trước khi ước tính giá trị tài sản.
- Áp dụng tính toán trong từng phương pháp thẩm định giá cần thực hiện đầy đủ các bước;
- Phát hành báo cáo kết quả và chứng thư thẩm định giá đầy đủ nội dung theo quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BTC
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?