Có thể không trả lương cao hơn 7% lương tối thiểu vùng với NLĐ có bằng đại học, cao đẳng ký HĐLĐ sau 01/7/2022?
- Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã không còn quy định mức lương cao hơn 7% đối với người lao động có bằng đại học, cao đẳng?
- Người lao động có bằng cao đẳng và đại học có bị hạ mức lương?
- Có thể không trả lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng cho người lao động có bằng đại học, cao đẳng ký HĐLĐ sau 01/7/2022?
Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã không còn quy định mức lương cao hơn 7% đối với người lao động có bằng đại học, cao đẳng?
Theo quy định hiện hành (trước ngày 01/7/2022) khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
- Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2022 về việc quy định lại việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động quy định như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động…
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã không còn quy định về áp dụng mức lương cao hơn 7% cho người lao động có bằng cao đẳng và Đại học.
Có thể không trả lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng cho người lao động có bằng đại học, cao đẳng ký HĐLĐ sau 01/7/2022?
Người lao động có bằng cao đẳng và đại học có bị hạ mức lương?
Tại Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trên tinh thần của Nghị định trên, Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN năm 2022 về chỉ đạo triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành quy định như sau:
- Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy mặc dù quy định mới ban hành từ ngày 01/7/2022 không còn trường hợp yêu cầu phải trả lương cao hơn 7% cho người lao động có bằng đại học cao đẳng nữa, tuy nhiên người lao động sẽ không bị giảm mức lương nếu đã ký hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác theo quy định trước đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo tinh thần của pháp luật lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Có thể không trả lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng cho người lao động có bằng đại học, cao đẳng ký HĐLĐ sau 01/7/2022?
Theo Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN năm 2022 về chỉ đạo triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu quy định về trách nhiệm của người lao động như sau:
- Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, những HĐLĐ đã ký trước đó về mức lương cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động có bằng đại học cao đẳng thì vẫn tiếp tục thực hiện, tuy nhiên ở công văn không hề đề cập đến vấn đề mức lương HĐLĐ chưa được ký kết sau thời điểm 01/7/2022 trong trường hợp này vì vậy, dẫn chiếu đến quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có thể không cần trả cho NLĐ có bằng đại học cao đẳng một mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng 7% như quy định trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, cũng như thoả ước lao động có quy định.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?