Những chính sách mới sắp có hiệu lực từ tháng 07 năm 2022: Tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6%? Điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ?
Tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01 tháng 07 năm 2022?
Những ngày vừa qua, Chính Phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tại Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2022, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo 4 vùng cụ thể như sau:
- Về mức lương tối thiểu theo tháng:
+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.
+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.
+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.
+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
(Mức lương tối thiểu nêu trên tăng 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành).
- Về mức lương tối thiểu theo giờ:
+ Vùng I: 22.500 đồng/giờ;
+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;
+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;
+ Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.
- Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
- Việc áp dụng địa bàn vùng còn có thể được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động theo các nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2022.
Những chính sách mới sắp có hiệu lực từ tháng 07 năm 2022: Tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6%? Điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ?
Bổ sung thu phí giám sát chứng khoán phái sinh đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán.
Trong đó, bổ sung thu phí giám sát chứng khoán phái sinh, cụ thể như sau:
Phí giám sát chứng khoán phái sinh đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC): 10% doanh thu giá dịch vụ quản lý vị thế/giá dịch vụ bù trừ và giá dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ.
Phí giám sát chứng khoán phái sinh đối với Sở Giao dịch chứng khoán: 10% doanh thu giá dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh.
Bên cạnh đó, bổ sung thu phí giám sát hoạt động chứng khoán đối với ngân hàng thanh toán như sau:
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm: 0,001% giá trị bù trừ, thanh toán ròng/ngày thanh toán, tối đa 1.000.000 đồng/ngày.
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp: 0,0001% giá trị bù trừ, thanh toán ròng/ngày thanh toán, tối đa 100.000 đồng/ngày.
Thông tư 25/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.
Điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ như thế nào?
Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế thay thế cho Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Theo đó, điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ quy định 05 điều kiện bao gồm:
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
- Thời gian hoạt động từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một nửa thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
- Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên 2/3 số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi. Trừ các trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự;
+ Dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2022.
Quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ?
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 sửa đổi Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Tại đây có quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ. Theo đó, C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT (mẫu cũ) được cấp đến hết ngày 31/10/2022.
C/O mẫu D này được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT .
Trước đó, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 1683/TCHQ-GSQL ngày 12/5/2022 về thời gian chuyển đổi thực hiện C/O mẫu D mới.
Trong đó, hướng dẫn thực hiện đối với C/O mẫu D (bao gồm C/O truyền qua hệ thống một cửa quốc gia (C/O điện tử) và C/O bản giấy) cụ thể như sau:
- Đối với C/O được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ và C/O mẫu D mới.
- Đối với C/O mẫu D được cấp kể từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới.
Thông tư 10/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/7/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?