Có những biện pháp nào bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại?
- Có những biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại nào?
- Trường hợp nào phải chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại?
- Chi phí cưỡng chế để bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại bao gồm những loại nào?
Có những biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại nào?
Căn cứ tại Điều 41 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định có những biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại sau:
- Khi có Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu có dấu hiệu cho thấy pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tài sản thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn việc tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản.
- Trường hợp pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.
- Để bảo đảm cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp, sau khi khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý chứng khoán, bán đấu giá tài sản kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền sẽ thuê khoán cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực hiện các biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc thuê khoán thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Có những biện pháp nào bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành
1. Trường hợp pháp nhân thương mại bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc có tài sản để tổ chức thi hành.
2. Cơ quan chuyển việc thi hành cưỡng chế có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc có tài sản để tổ chức thi hành.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo chuyển và hồ sơ vụ việc, cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc có tài sản có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và thông báo kết quả cho cơ quan đã chuyển.
Như vậy theo quy định trên phải chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm.
Chi phí cưỡng chế để bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định chi phí cưỡng chế
1. Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
2. Chi phí cưỡng chế bao gồm:
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
b) Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
c) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
d) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
đ) Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp;
g) Chi phí thực tế khác (nếu có).
Như vậy theo quy định trên chi phí cưỡng chế để bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm:
- Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế.
- Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản.
- Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản.
- Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên.
- Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế.
- Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp.
- Chi phí thực tế khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?