Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có phải là cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc Phòng không?
Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có phải là cơ quan thi hành án hình sự không?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định như sau:
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng;
b) Cơ quan giúp việc là Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự;
c) Cán bộ thi hành án hình sự.
3. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng con dấu với tên gọi: “Bộ Quốc phòng - Cơ quan quản lý thi hành án hình sự”.
Như vậy, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng chứ không phải cơ quan thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng.
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong quân đội;
c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự trong quân đội.
2. Kiểm tra công tác thi hành án hình sự trong quân đội.
3. Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án.
4. Trực tiếp quản lý trại giam thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
Bên cạnh đó tại Điều 4 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thi hành án hình sự.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ của lực lượng được giao nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong Quân đội theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh 07 nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng còn có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ của lực lượng được giao nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong Quân đội theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc Phòng được miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 183/2019/TT-BQP về miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Đương nhiên được miễn nhiệm khi được điều động làm công tác khác hoặc thôi phục vụ tại ngũ;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự hoặc bị kỷ luật bằng một trong các hình thức giáng chức, cách chức giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân.
Như vậy, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Đương nhiên được miễn nhiệm khi được điều động làm công tác khác hoặc thôi phục vụ tại ngũ;
+ Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự hoặc bị kỷ luật bằng một trong các hình thức giáng chức, cách chức giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?