Có lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không?
Có lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 có quy định như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
....
5. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Như vậy, đối với các chức danh do Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm theo quy định mà đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm thì Quốc hội sẽ không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Có lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không? (Hình ảnh từ Internet)
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết 96/2023/QH15 có quy định về quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được thực hiện như sau:
- Chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định trong Nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
- Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội; gửi nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm.
- Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
- Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.
- Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến của đại biểu Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu.
- Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp khuyết Trưởng Đoàn để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
+ Tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự;
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
+ Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”;
+ Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu;
+ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết 96/2023/QH15 có quy định về Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau:
- Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?