Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa như thế nào?
Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?
Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng khác nhau.
- Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ...
- Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).
Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó.
+ Đối với các nhà nước bóc lột, nhà nước của thiểu số thống trị đối với đa số nhân dân lao động, nên việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trò quyết định trong việc duy trì địa vị của giai cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
+ Còn trong nhà nước xã hội xã hội chủ nghĩa, mặc dù vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù trong thời kỳ quá độ, sự trấn áp vẫn còn tồn tại như một tất yếu, nhưng đó là sự thật trấn áp của đa số nhân dân lao động đối với thiếu số bóc lột. V.ILênin khẳng định: “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột". Theo V.I.Lênin, mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, “cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa”.
- V.I. Lênin cho rằng, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền, xác lập địa vị thống trị cho đại đa số nhân dân lao động, thì vấn đề quan trọng không chỉ là trấn áp lại sự phản kháng của giai cấp bóc lột, mà điều quan trọng hơn cả là chính quyền mới tạo ra được năng suất sản xuất cao hơn chế độ xã hội cũ, nhờ đó mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Vì vậy, vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế là then chốt, quyết định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa “không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cải bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó chính là việc giai cấp vô sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là thực chất của vấn đề. Đấy là nguồn sức mạnh, là điều kiện bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản".
- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước đó phải là một tổ chức có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó việc tổ chức quản lý kinh tế là quan trọng, khó khăn và phức tạp nhất.
Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên các phương diện:
- Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị.
Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động.
- Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chế độ Chính trị như thế nào?
Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định chế độ Chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?