Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?

Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?

Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?

Tại Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định Cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng được hưởng chế độ chính sách nghỉ thôi việc.

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 1/2025/TT-BNV hướng dẫn chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 đối với cán bộ công chức cấp xã như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được:

- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Đồng thời được hưởng 03 khoản trợ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Cụ thể như sau:

(1) Trợ cấp thôi việc:

- Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,8 x Thời gian để tính trợ cấp thôi việc

- Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,4 x Thời gian để tính trợ cấp thôi việc

(2) Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

(3) Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 3

Lưu ý:

(1) Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV được tính như sau:

- Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định

Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể:

Tiền lương tháng hiện hưởng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x Mức lương cơ sở + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x Mức lương cơ sở + Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

- Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

(2) Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang:

- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).

- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(3) Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.

Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc:

- Từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm;

- Từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?

Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?

Giảm bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính tính đến 31/12/2024?

Tại tiểu mục 1 Mục II Báo cáo 8677/BC-BNV năm 2024 đã nêu rõ về kết quả thực hiện sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2023 - 2025 của 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tính đến ngày 31/12/2025 như sau:

- Cấp tỉnh: có 01 thành phố trực thuộc trung ương được thành lập mới (Thành phố Huế)

- Cấp huyện: Có 37 đơn vị thực hiện sắp xếp, gồm: 07 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 14 đơn vị khuyến khích sắp xếp, 10 đơn vị liền kề, 06 đơn vị thành lập nguyên trạng). Sau sắp xếp giảm 09 ĐVHC cấp huyện.

- Cấp xã: Có 1.178 đơn vị thực hiện sắp xếp (664 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 134 đơn vị khuyến khích sắp xếp, 298 đơn vị liền kề, 82 đơn vị thành lập nguyên trạng). Sau sắp xếp giảm 563 ĐVHC cấp xã.

Quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã có việc thành lập 325 ĐVHC đô thị cấp huyện, cấp xã, cụ thể:

(1) 17 ĐVHC đô thị cấp huyện gồm: 06 thành phố, thị xã, quận mới hình thành do nhập, điều chỉnh nông thôn (huyện) vào đô thị; 04 thành phố, thị xã, quận mới hình thành do nhập, điều chỉnh đô thị với đô thị; 06 thành phố, thị xã, quận mới được thành lập trên cơ sở nguyên trạng;

(2) 308 ĐVHC đô thị cấp xã, gồm: 71 phường, thị trấn mới hình thành do nhập, điều chỉnh nông thôn (xã) vào đô thị; 155 phường, thị trấn mới hình thành do nhập, điều chỉnh địa giới ĐVHC đô thị với ĐVHC đô thị; 82 phường, thị trấn mới được thành lập trên cơ sở nguyên trạng ĐVHC cùng cấp.

Đồng thời, trong năm 2024, ngoài các ĐVHC đô thị hình thành trong quá trình sắp xếp nêu trên, đã thành lập mới, nâng cấp 27 ĐVHC đô thị (03 ĐVHC đô thị cấp huyện và 24 ĐVHC đô thị cấp xã) để thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, góp phần tạo ra một diện mạo mới về hệ thống tổ chức ĐVHC đô thị.

Như vậy, ngay trong năm 2024 cả nước đã hoàn thành mục tiêu sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 để các địa phương tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp vào năm 2025.

=> Tính đến 31/12/2024 thì sau sắp xếp đơn vị hành chính giảm 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 563 đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước.

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2025 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Mục II Kế hoạch hành kèm theo Nghị quyết 117/NQ-CP năm 2023, có nêu ra kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2025 như sau:

- Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 (trong đó có những ĐVHC hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025).

- Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 ở những ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.

- Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

- Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Sắp xếp đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?
Pháp luật
Đề án giải thể địa giới đơn vị hành chính cấp huyện của Chính phủ do cơ quan nào thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Pháp luật
Giải thể đơn vị hành chính cấp huyện: Cán bộ công chức dôi dư được giải quyết như thế nào theo Nghị quyết 35?
Pháp luật
Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
Pháp luật
Giảm bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính tính đến 31/12/2024?
Pháp luật
Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2025 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Công văn 439: Kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 2025? Tải Công văn 439/VPCP-NC pdf?
Pháp luật
Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không? Thời điểm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
Pháp luật
Mẫu Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu thống kê hiện trạng đơn vị hành chính cấp huyện là mẫu nào? Tải về mẫu thống kê hiện trạng đơn vị hành chính cấp huyện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sắp xếp đơn vị hành chính
57 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sắp xếp đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sắp xếp đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào