Chính phủ thông qua đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/08/2024? Những điều nào Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Chính phủ thông qua đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/08/2024? Những điều nào Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Ngày 9/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 84/NQ-CP năm 2024 về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình 60/TTr-BTNMT năm 2024 và hồ sơ liên quan kèm theo, cụ thể:
(1) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024 như sau: 1. Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 252 Luật Đất đai 2024.
Điều 253; Điều 254 (trừ khoản 4 và khoản 5); Điều 255 (trừ khoản 8); Điều 256 (trừ khoản 2 và khoản 4); Điều 257 (trừ khoản 1); Điều 258; Điều 259; Điều 260 (trừ các khoản 12, 14 và 15) của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
(2) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở 2023 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024."
(3) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024."
(4) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau: "2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024."
Chính phủ thông qua đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/08/2024? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Luật Đất đai 2024 bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 20 Luật đất đai 2024 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
3. Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
4. Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
5. Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
6. Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
7. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
8. Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
...
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
(3) Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(4) Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
(5) Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
(6) Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(7) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
(8) Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
(9) Quản lý tài chính về đất đai.
(10) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, trưng dụng đất.
(11) Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
(12) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
(13) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(14) Xây dựng, quản lý, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
(15) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
(16) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
(17) Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
(18) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Đối tượng nào áp dụng Luật Đất đai 2024 mới nhất?
Tại Điều 2 Luật Đất đai 2024 quy định về đối tượng áp dụng gồm có như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai.
Theo đó, Luật Đất đai 2024 áp dụng cho các đối tượng sau:
(1) Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
(2) Người sử dụng đất.
(3) Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?