Cách làm thẻ ATM chi tiết nhất năm 2024? Nguyên tắc sử dụng thẻ ngân hàng mới nhất hiện nay ra sao?
Cách làm thẻ ATM chi tiết nhất năm 2024?
(1) Cách làm thẻ ATM trực tiếp tại quầy:
Với những người không thành thục sử dụng công nghệ trên điện thoại thì vẫn có thể làm thẻ ATM ngân hàng tại quầy. Tại đây, các giao dịch viên sẽ hướng dẫn đến bạn để hoàn tất thủ tục chỉ trong 30 phút và được nhận được thẻ ngay. Dưới đây là cách làm thẻ ngân hàng tại quầy:
Bước 1: Đến chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng gần nhất.
Bước 2: Yêu cầu làm thẻ ATM và xuất trình giấy tờ tùy thân.
Bước 3: Điền thông tin cá nhân vào mẫu đăng ký mở tài khoản ngân hàng và làm thẻ ATM. Tại các ngân hàng thường có mẫu hướng dẫn được đặt trước quầy giao dịch, các bạn có thể dựa theo để điền thông tin chính xác.
Bước 4: Ký tên vào hồ sơ.
Bước 5: Nộp phí làm thẻ (nếu có).
Bước 6: Nhận thẻ.
Thời gian làm thẻ ngân hàng tại quầy thường từ 15-30 phút. Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ nhận được giấy hẹn nhận thẻ. Thời gian nhận thẻ có thể từ 7 -14 ngày làm việc.
(2) Cách làm thẻ ATM online:
Bước 1: Tải ứng dụng ngân hàng mà bạn muốn làm thẻ trên App Store (dành cho điện thoại iPhone) hoặc Google Play (dành cho điện thoại hệ điều hành Android).
Bước 2: Mở ứng dụng, đăng nhập và bắt đầu tạo tài khoản ngân hàng online.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu trên ứng dụng như họ tên, CCCD/CMND/Hộ chiếu…
Bước 4: Xác minh bằng nhận diện khuôn mặt, giấy tờ tùy thân.
Bước 5: Đợi thông báo kết quả kiểm duyệt eKYC.
Bước 6: Nhận thẻ tại nhà hoặc thông qua bưu điện (tùy chính sách của ngân hàng).
Trên đây là thông tin về cách làm thẻ ATM, tuy nhiên tùy vào từng ngân hàng mà cách làm thẻ ATM cũng khác nhau, vì vậy người đọc cũng cần lưu ý và tham khảo thông tin về cách làm thẻ ATM tại Ngân hàng mà mình sử dụng thẻ
Cách làm thẻ ATM chi tiết nhất năm 2024? Nguyên tắc sử dụng thẻ ngân hàng mới nhất hiện nay ra sao? (Hình từ internet)
Sử dụng thẻ ngân hàng phải đáp ứng các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN, Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN và Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định nguyên tắc sử dụng thẻ ngân hàng gồm có như sau:
- Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của tổ chức phát hành thẻ khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
- Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức phát hành thẻ.
- Phạm vi sử dụng thẻ:
+ Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ;
+ Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước;
+ Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ trên môi trường Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động và không được rút tiền mặt. Việc nạp tiền vào thẻ trả trước vô danh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN
+ Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán đúng Mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ chính.
+ Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài
+ Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh phát hành bằng phương thức điện tử không thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10a Thông tư 19/2016/TT-NHNN.
Xử lý như thế nào khi lộ thông tin thẻ ngân hàng?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, quy định về xử lý trong trường hợp lộ thông tin thẻ ngân hàng như sau:
Xử lý trong trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ
1. Khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT.
2. Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, TCPHT phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. Thời hạn TCPHT hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do tổ chức thẻ quốc tế cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ.
3. Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, TCPHT và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó khi lộ thông tin thẻ ngân hàng thì xử lý như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?