Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo?

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo?

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo?

Xem thêm: Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa

Xem thêm: Con số 13532385396179 có ý nghĩa gì? Con số 13532385396179 có gì đặc biệt?

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025 (Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo) như sau:

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025 (Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo)

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN RÙA VÀ THỎ

Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.

Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:

– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất.

Rùa ngẩng lên, đáp:

– Tôi tập chạy cho khỏe.

Thỏ nói:

– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.

Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:

– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.

Thỏ phá lên cười, bảo rằng:

– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!

Rùa nói chắc nịch:

– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!

Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:

– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy

Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.

Thỏ vẫn ngạo nghễ:

– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!

Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.

Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.” Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi. Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.

(Câu chuyện Rùa và Thỏ – Truyện ngụ ngôn La Phông-ten – NXB Văn học)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào?(Nhận biết- Nhận diện được nhân vật)

A. Thỏ và Cáo

B. Cáo và Rùa

C. Thỏ và Sên

D. Thỏ và Rùa

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? (Nhận biết - Ngôi kể)

A. Lời của nhân vật Rùa. B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Thỏ. C. Lời của nhân vật Sên.

Câu 3. Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu ? (Nhận biết - Không gian)

A. Bên bờ suối

B. Bên bờ hồ

C. Bên bờ sông

D. Bên bìa rừng

Câu 4: Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường? (Nhận biết - Thời gian)

A. 1/2 quãng đường

B. 1/3 quãng đường

C. 1/4 quãng đường

D. 1/5 quãng đường

Câu 5. Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.” (Nhận biết - Phó từ)

A. trời B. bên

C. đang D. Một

...

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao)

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1 (Chân trời sáng tạo)

ĐỀ 2

I. ĐỌC HIỂU(6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm.


Mùa thu của em

Là xanh cốm mới

Mùi hương như gợi

Từ màu lá sen

(...)

Ngôi trường thân quen

Bạn thầy mong đợi

Lật trang vở mới

Em vào mùa thu.

(Quang Huy, Mùa thu của em)

Câu 1. Đoạn thơ trích trên được làm theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tám chữ

Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?

A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 3. Các chữ in đậm trong khổ thơ thứ hai được gieo vần như thế nào?

A. Không gieo vần B. Vần liền C. Vần cách D. Vần hỗn hợp

Câu 4. Cho biết từ nghìn trong câu Như nghìn con mắt là:

A. Động từ B. Danh từ C. Phó từ D. Số từ

Câu 5. Câu thơ Như nghìn con mắt sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Điệp ngữ

C. Nhân hóa D. Nói giảm nói tránh

...

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mùa thu của em của nhà thơ Quang Huy (đoạn thơ trích ở phần I. Đọc-Hiểu).

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 2 (Cánh diều)

TẢI VỀ ĐỀ 3 (Kết nối tri thức)

Đề trên mang tính chất tham khảo. Tải về để xem toàn bộ.

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo?

Các đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 có đáp án 2024 2025 tham khảo? (Hình từ Internet)

Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 7 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 34, Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 7 như sau:

- Nhiệm vụ của học sinh

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

+ Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

- Quyền của học sinh

+ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

+ Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT

+ Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

+ Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

+ Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở lớp 6, 7 chương trình môn Văn thế nào?

Căn cứ theo Mục IX Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn nêu rõ danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở lớp 6, 7 chương trình môn Văn như sau:

Truyện, tiểu thuyết

- Buổi học cuối cùng (A. Daudet)

- Búp sen xanh (Sơn Tùng)

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

- Cô bé bán diêm (H. Andersen)

- Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)

- Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

- Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng)

- Treo biển (Truyện cười dân gian Việt Nam)

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (A. Puskin)

- Thánh Gióng (Truyền thuyết Việt Nam)

- Thạch Sanh (Cổ tích Việt Nam)

- ...

Thơ, ca dao, tục ngữ

- Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Dặn con (Trần Nhuận Minh)

- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)

- Khi con tu hú (Tố Hữu)

- Mây và sóng (R. Tagore)

- Mẹ (Đỗ Trung Lai)

- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

- Quê hương (Tế Hanh)

- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

- Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)

- Tục ngữ Việt Nam

- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

- ...

Kí, tản văn

- Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

- Cõi lá (Đỗ Phấn)

- Cô Tô (Nguyễn Tuân)

- Lòng yêu nước (I. Ehrenburg)

- Một lít nước mắt (Kito Aya)

- Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

- Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)

- Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh)

- Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)

- Tôi ăn Tết ở Côn Lôn (Khuông Việt)

- Trưa tha hương (Trần Cư)

- ...

Văn nghị luận

- Bài nghị luận xã hội: về một hiện tượng mà mình quan tâm.

- Bài nghị luận văn học: phân tích đặc điểm nhân vật và bài phân tích tác phẩm.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Seattle)

- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản thuật lại một sự kiện lịch sử (thuyết minh).

- Văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (thuyết minh).

- Văn bản kiến nghị; biên bản, tin nhắn, thư điện tử.

- ...

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
Pháp luật
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
Pháp luật
Tổng hợp đề thi viết chữ đẹp lớp 1, 2, 3, 4, 5? Quy định mẫu chữ viết trong trường tiểu học thế nào?
Pháp luật
Trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em về 1 bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ?
Pháp luật
5+ đoạn văn thể hiện cảm xúc bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ hay, chọn lọc lớp 5?
Pháp luật
Đoạn văn 200 chữ về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống lớp 11 kết nối tri thức? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
60,511 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào