Các chứng chỉ yêu cầu cần phải có để xét thăng hạng đối với giáo viên sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên?
- Các chứng chỉ yêu cầu cần phải có để xét thăng hạng đối với giáo viên sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên là gì?
- Có yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở không?
Các chứng chỉ yêu cầu cần phải có để xét thăng hạng đối với giáo viên sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên?
Căn cứ tại điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi bỏ cụm từ: “thi hoặc”, “dự thi hoặc” tại khoản 2 Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, khoản 3 Điều 62, khoản 2 Điều 67; “và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ” tại khoản 3 Điều 64; “theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này” tại khoản 4 Điều 14.
Đồng thời căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023.
Theo đó, các quy định về thi thăng hạng viên chức đã chính thức bãi bỏ. Giáo viên được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn nếu đáp ứng các tiêu chuẩn.
Lưu ý: Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 7/12/2023, nhưng đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước đó vẫn áp dụng theo quy định cũ trong thời hạn 6 tháng tiếp theo. Sau 6 tháng, nếu các đơn vị không hoàn thành đề án, kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng thì phải thực hiện theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
Như vậy, sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên, giáo viên cần những chứng chỉ gì để xét thăng hạng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) có nêu rõ như sau:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
1. Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
2. Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
Theo đó, sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên thì các chứng chỉ mà giáo viên cần phải có theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng
Đồng thời tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) cũng có quy định sau:
Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
>> Như vậy, các chứng chỉ cần phải có của giáo viên khi xét thăng hạng viên chức theo quy định của mỗi đơn vị khác nhau, trường hợp thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét.
Các quy định về bằng cấp chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Chẳng hạn, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) thì điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2 (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Các chứng chỉ yêu cầu cần phải có để xét thăng hạng đối với giáo viên sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định tiều chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên như sau:
Giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019
- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT để dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Có yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Công văn 4306/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2023 có hướng dẫn như sau:
2. Về yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số
a) Như đã nêu tại điểm a mục 1.1, khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở từ các Thông tư liên tịch số 20/2015/TT-BGDĐT-BNV, 21/2015/TT-BGDĐT-BNV, 22/2015/TT-BGDĐT-BNV sang CDNN tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề, không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với tiêu chuẩn về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Trường hợp tổ chức xét thăng hạng CDNN thì việc đánh giá yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo hướng dẫn về minh chứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT[2].
Đồng thời căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 4306/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2023 thì việc bổ nhiệm chuyển xếp CDNN giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở từ các Thông tư liên tịch 20/2015/TT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch 21/2015/TT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch 22/2015/TT-BGDĐT-BNV sang CDNN tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề.
Không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với tiêu chuẩn về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp tổ chức xét thăng hạng CDNN thì việc đánh giá yêu cầu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo hướng dẫn về minh chứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?