Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm bao gồm những tiêu chí nào theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT?
- Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm bao gồm những tiêu chí nào theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT?
- Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững thực hiện ra sao?
- Mục tiêu cụ thể Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững đến năm 2025 ra sao?
- Doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ như thế nào?
Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm bao gồm những tiêu chí nào theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm bao gồm các nhóm tiêu chí như sau:
(1) Về định hướng kinh doanh bao trùm: Doanh nghiệp có triết lý về định hướng kinh doanh bao trùm trong tầm nhìn, sứ mệnh, thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc có mục tiêu, chiến lược hoạt động, kế hoạch hoạt động có hướng đến kinh doanh bao trùm; hệ thống quản lý và đo lường tác động.
(2) Về tính khả thi thương mại: Tính khả thi thương mại cấp độ doanh nghiệp; tính khả thi thương mại cấp độ mô hình kinh doanh bao trùm; quản trị tốt; tuân thủ pháp luật lao động, bảo vệ môi trường, tiêu chí phát triển bền vững về khía cạnh xã hội.
(3) Về tác động xã hội: Tác động xã hội theo chiều rộng; tác động xã hội theo chiều sâu; tính nhân rộng và lan tỏa theo ngành, theo chuỗi, đến cộng đồng địa phương, thúc đẩy bình đẳng giới.
(4) Về đổi mới sáng tạo: Đổi mới sáng tạo trong quy trình, mô hình kinh doanh để cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người thu nhập thấp; đổi mới sáng tạo về công nghệ nâng cao hiệu quả kinh tế, tác động xã hội, bảo vệ môi trường; đổi mới sáng tạo vì xã hội, thúc đẩy công bằng và bền vững trong xã hội; đổi mới sáng tạo bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh, phục vụ tăng trưởng xanh.
Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm bao gồm những tiêu chí nào theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT? (Hình ảnh từ Internet)
Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững thực hiện như sau:
- Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững bao gồm các nhóm tiêu chí cụ thể hóa theo từng mô hình kinh doanh bền vững cụ thể như sau:
[1] Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn
[2] Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm
[3] Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng ESG
Bộ công cụ bao gồm các tiêu chí được lượng hóa theo thang điểm, có trọng số, có phương pháp đánh giá cụ thể phù hợp với thực tế, không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- Bộ công cụ do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững quy định tại điểm b, c khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT xem xét ban hành tùy theo yêu cầu thực tiễn và phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Bộ công cụ trước khi được ban hành cần được lấy ý kiến các cơ quan liên quan và rà soát để đảm bảo tính phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành và được công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị ban hành trước khi đưa vào triển khai áp dụng đánh giá doanh nghiệp trong thực tế.
Mục tiêu cụ thể Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững đến năm 2025 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì mục tiêu cụ thể đến 2025 như sau:
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ phát triển tối thiểu 10 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; tăng năng suất lao động bình quân khoảng 7%/năm.
- Hình thành cơ sở dữ liệu và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
- Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.
- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.
- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung tại điểm a khoản này theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.
Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 27/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?