Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 167/QĐ-TTg 2022 hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững

Số hiệu: 167/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 08/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN KINH DOANH BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022-2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 04 tháng 7 năm 2016;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).Q

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN KINH DOANH BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

1. Mục tiêu Chương trình

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030.

- Huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững.

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ phát triển tối thiểu 10 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; tăng năng suất lao động bình quân khoảng 7%/năm.

- Hình thành cơ sở dữ liệu và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

- Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững.

- Thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.

2. Phạm vi và đối tượng

a) Chương trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.

b) Đối tượng:

- Các doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện kinh doanh bền vững (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp kinh doanh bền vững).

- Các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững: viện nghiên cứu, trường đại học, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

- Các Bộ, cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) và các đơn vị trực thuộc; các tổ chức hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động của Chương trình.

c) Kinh doanh bền vững bao gồm:

- Mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn: là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường1.

- Mô hình kinh doanh bao trùm: là mô hình kinh doanh huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; trong đó, người thu nhập thấp có thể tham gia với vai trò là nhà cung ứng, là khách hàng, là nhà phân phối hay có thể là người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các giá trị chia sẻ.

- Các mô hình kinh doanh bền vững khác: là mô hình kinh doanh đảm bảo các yếu tố bền vững về kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững

a) Xây dựng tài liệu, tổ chức phổ biến thông tin, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững.

b) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững.

c) Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

d) Xây dựng, phát triển nền tảng thông tin để hình thành cơ sở thông tin dữ liệu về doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

đ) Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giải pháp, công cụ nhằm đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

e) Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững; phát triển nền tảng thông tin kết nối khách hàng doanh nghiệp kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư.

g) Hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững.

h) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về các mô hình kinh doanh bền vững; các giải pháp, công cụ đo lường; đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững; kết nối doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư; kết nối các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp thành công điển hình trong nước và quốc tế.

2. Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững

a) Doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:

- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.

- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.

- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.

b) Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung tại điểm a khoản này theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.

3. Hoạt động quản lý Chương trình

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn, quy trình triển khai Chương trình; Xây dựng khung đánh giá, giám sát Chương trình.

b) Tổ chức đánh giá và định kỳ hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung, hoạt động của Chương trình trong trường hợp cần thiết.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nguồn kinh phí

Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:

a) Kinh phí đóng góp, tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia Chương trình, các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài để thực hiện Chương trình.

b) Kinh phí ngân sách nhà nước trung ương và địa phương (vốn chi thường xuyên): hỗ trợ một phần cho các hoạt động tại khoản 1 (điểm a, b, c, h), đối tượng tại khoản 2 (điểm b) Mục II của Chương trình; không quá 10% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình cho hoạt động tại khoản 3 Mục II của Chương trình. Các hoạt động khác sử dụng nguồn kinh phí xã hội hoá.

Ngân sách Trung ương bố trí cho các hoạt động của Chương trình do các bộ, cơ quan trung ương thực hiện. Ngân sách địa phương bố trí cho các hoạt động của Chương trình do địa phương thực hiện.

2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí

a) Việc huy động, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí tại điểm a khoản 1 mục III của Chương trình phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Trong đó, kinh phí tài trợ cho các hoạt động của Chương trình được sử dụng theo thỏa thuận với nhà tài trợ (nếu có), hoặc theo quy định của Chương trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình (trường hợp không có thỏa thuận với nhà tài trợ).

b) Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khả thi, tiết kiệm và lồng ghép tối đa vào các chương trình khác có mục tiêu phù hợp với Chương trình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn cơ chế tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo khả thi và hiệu quả, trong đó có hướng dẫn về nguyên tắc đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững; tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng kết quả của tổ chức đo lường đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

b) Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai Chương trình hàng năm và giai đoạn 2022-2025 trên phạm vi cả nước; thông báo kế hoạch thực hiện Chương trình theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt hàng năm để thực hiện Chương trình.

c) Triển khai hoạt động quy định tại khoản 3 mục II của Chương trình và tổ chức triển khai Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.

2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

a) Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình, đảm bảo nguyên tắc quy định tại Quyết định này.

b) Chủ trì xem xét bố trí dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Các Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh và tổ chức hiệp hội

a) Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai Chương trình hàng năm, giai đoạn 2022-2025, thực hiện lồng ghép với các chương trình khác phù hợp mục tiêu của Chương trình này (nếu có); gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung trên phạm vi toàn quốc.

b) Giao đơn vị trực thuộc làm đầu mối và tổ chức triển khai Chương trình hàng năm. Thực hiện đánh giá và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực quản lý; đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung, hoạt động của Chương trình trong trường hợp cần thiết; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Chịu trách nhiệm về tính khả thi và hiệu quả, tiết kiệm, triển khai Chương trình theo phạm vi và lĩnh vực quản lý, lồng ghép tối đa vào các chương trình tương tự hiện có để triệt để tiết kiệm.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí cho các hoạt động do địa phương thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Trách nhiệm của các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững

a) Chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham gia triển khai các hoạt động cụ thể hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh bền vững trong phạm vi các hoạt động của Chương trình.

b) Tuân thủ đúng các quy định hướng dẫn thực hiện Chương trình do cơ quan thẩm quyền ban hành.

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh bền vững

a) Cung cấp thông tin, tài liệu về doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

b) Tuân thủ đúng quy định của Chương trình và các văn bản hướng dẫn; thực hiện đúng cam kết với cơ quan, tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững.

c) Bố trí nguồn lực đối ứng để tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả nguồn lực hỗ trợ.



1 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

PRIME MINISTER
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 167/QD-TTg

Hanoi, February 08, 2022

 

DECISION

APPROVING “2022-2025 PROGRAM TO SUPPORT PRIVATE SECTOR ENTERPRISES IN SUSTAINABLE BUSINESS”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on Provision of Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises dated July 04, 2016;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2020 on major tasks and solutions for implementing the 2020 Socio-Economic Development Plan and State Budget Estimates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017 promulgating the National Action Plan to implement the 2030 Agenda for Sustainable Development;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1362/QD-TTg dated October 11, 2019 approving plan for sustainable development of private sector enterprises by 2025 with a vision towards 2030;

At the request of the Minister of Planning and Investment.

HEREBY DECIDES:

Article 1. The program to support private sector enterprises in sustainable business in Vietnam is promulgated together with this Decision.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of central government authorities, heads of Governmental agencies, Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and heads of authorities and units concerned are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PROGRAM

SUPPORTING PRIVATE SECTOR ENTERPRISES IN SUSTAINABLE BUSINESS IN 2022 - 2025 PERIOD
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 167/QD-TTg dated February 08, 2022)

I. OBJECTIVES AND BENEFICIARIES

1. Objectives of the Program

a) General objectives

- Sustainably develop private sector enterprises, ensuring close, reasonable and harmonious coordination between economic efficiency and social responsibility, protection of resources and environment, contributing to the attainment of 17 sustainable development goals of Vietnam by 2030.

- Mobilize social resources, gradually developing an ecological system to support enterprises in sustainable business, actively contributing to the creation of jobs, the improvement of living standards of low-income earners and disadvantaged people, the environmental protection and response to climate change in Vietnam.

b) Specific objectives by 2025

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Train and increase awareness of cadres, public officials and public employees to meet the demands for sustainable business support, consultancy and management.

- Support the development of at least 10 instruments and solutions for measurement, assessment and recognition of enterprises engaged in sustainable business; thereby supporting around 10,000 private sector enterprises in sustainable business; contributing to the fact that the energy efficiency is 5.0%- 7.0% of the total national energy consumption; increasing the average labor productivity by around 7%/year.

- Establish a database and develop an ecological system to support enterprises in sustainable business.

- Build typical sustainable business models to facilitate sustainable business.

- Mobilize lawful resources, especially from enterprises in Vietnam to undertake initiatives for sustainable business.

2. Scope and beneficiaries

a) The Program will be executed nationwide from 2022 to 2025.

b) Beneficiaries:

- Private sector enterprises conducting sustainable business (hereinafter referred to as “sustainable business enterprises”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministries, central government authorities; People’s Committees of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committee”) and their affiliated units; organizations and associations tasked with activities of the Program.

c) Sustainable business covers:

- Business models applying circular economy, which is an economic model which encompasses the design, production, consumption and services activities aimed at reducing raw materials, extending product life, reducing waste generation and minimizing adverse impacts on the environment1.

- Inclusive business model, which is a type of business model that integrates low-income people into an enterprise’s value chain in and/or production establishment as suppliers, customers, distributors or possibly workers involving in production and business activities to create shared value.

- Other sustainable business models, which are those ensuring economic sustainability, environmental protection, response to climate change and settlement of social security matters.

II. ACTIVITIES OF THE PROGRAM

1. Development of an ecological system to support sustainable business

a) Design documents, disseminate information through mass media and social networks in order to raise society and enterprises’ awareness of sustainable business.

b) Train and increase awareness of cadres, public officials and public employees involved in sustainable business support and management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Build and develop an information platform in order to create databases of sustainable business enterprises.

dd) Encourage and assist organizations promoting sustainable business to research, develop and apply solutions and instruments for the purposes of measurement, assessment and recognition of sustainable business enterprises.

e) Encourage financial and credit institutions to research and develop financial and credit products and services for sustainable business; develop an information platform for connecting sustainable business enterprises with credit institutions and investors.

g) Provide advice on financial and credit products and services for sustainable business.

h) Organize conferences, workshops and seminars to share information, experiences and good practices on sustainable business models; measurement solutions and instruments; assessment and recognition of sustainable business enterprises; to connect enterprises conducting sustainable business with credit institutions and investors; connect typical successful domestic and international organizations, experts and enterprises.

2. Support for sustainable business enterprises

a) Enterprises assessed and recognized as sustainable business enterprises will receive:

- Support for consultancy and training, including on-site training at enterprises on strategy formulation, design of sustainable business models and plans; personnel; finance, production, sale, market, internal administration and other contents related to production and business activities of enterprises.

- Support for domestic and overseas intensive training in application and development of sustainable business models.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Financial support for lease or purchase of digital transformation solutions; testing and completion of sustainable business products and models.

- Support for consultancy on access to finance and raising of investment.

- Support for communication, trade promotion and market expansion for sustainable business products and services of enterprises; support for successful registration of accounts for sale of products and services on international e-commerce trading floors; financial support for maintenance of accounts on domestic and international e-commerce floors; financial support for renting locations, designing and erecting commodity booths, transport of products for display, travel, meal and accommodation expenses for enterprises’ representatives participating in exhibition fairs and trade promotion on a national and international basis.

b) Sustainable business enterprises being small or medium-sized enterprises will be provided with state funding for performance of the tasks specified in point a of this Clause at the most favorable level prescribed in the Law on Provision of Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises and its guiding documents.

3. Management of the Program

a) Design guiding documents and process for execution of the Program; build a framework for assessment and supervision of the Program.

b) Organize annual and periodic assessment and review of the Program, submit a report thereon to the Prime Minister and propose amendments to the Program’s contents and activities where necessary.

III. FUNDING FOR EXECUTION OF THE PROGRAM

1. Funding sources

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Contributions, donations and other lawful financial sources of organizations, individuals and enterprises participating in the Program, domestic and foreign investment funds for execution of the Program.

b) Central and local government budget (regular spending funds); partial support for the activities specified in clause 1 (points a, b, c and h), beneficiaries prescribed in clause 2 (point b) Section II of the Program; not exceeding 10% of the total state funding for execution of the Program for the activities specified in clause 3 Section II of the Program. Other activities will be funded by private capital.

Central government budget for activities of the Program shall be allocated by ministries and central government authorities. Local government budget for activities of the Program shall be allocated by local authorities.

2. Principles of using funding

a) The mobilization, management, use and accounting of the funding sources prescribed in point a clause 1 Section III of the Program shall strictly comply with prevailing regulations of law. Donations for activities of the Program shall be used under the agreement with the donor (if any) or regulations of the Program and documents providing guidelines for execution of the Program (if an agreement with the donor is not available).

b) The estimation, disbursement and accounting of state funding for execution of the Program shall comply with regulations of the Law on State Budget, resolutions of the National Assembly, resolutions of the Government, guiding documents and relevant legal documents, ensuring the practicality, efficiency, feasibility, thrift and incorporation thereof into other programs whose objectives are suitable for those of the Program.

IV. IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Planning and Investment has the responsibility to:

a) Preside over and cooperate with the Ministry of Finance, Ministry of Resources and Environment, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs of Vietnam, relevant ministries and agencies concerned in providing guidance on mechanism for organizing execution of the Program, ensuring feasibility and efficiency, including guidance on principles of measurement, assessment and recognition of sustainable business enterprises; standards and conditions for use of results of organizations carrying out measurement, assessment and recognition of sustainable business enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Carry out the activities specified in clause 3 Section II of the Program and organize the execution of the Program within the scope and domains under its management.

2. The Ministry of Finance has the responsibility to:

a) Preside over providing guidance on the mechanism for management and use of state funding for execution of the Program, adhering to the principles prescribed in this Decision.

b) Preside over considering annually allocating state funding for execution of the Program under the Law on State Budget.

3. Ministries, central government authorities, provincial People’s Committees, organizations and associations have the responsibility to:

a) Make annual and 2022-2025 plan and estimate of funding for execution of the Program, incorporate them into other programs whose objectives are suitable for those of this Program (if any); submit them to the Ministry of Planning and Investment of Vietnam for application thereof nationwide.

b) Assign affiliated units to act as the contact point and organize execution of the Program on an annual basis. Carry out annual and periodic assessment and review of the Program within the scope and domains under their management; propose amendments to the Program’s contents and activities where necessary; send them to the Ministry of Planning and Investment for consolidation and reporting to the Prime Minister.

c) Assume prime responsibility for the feasibility, efficiency, thrift and execution of the Program within the scopes and domains under their management, carry out incorporation into existing similar programs for the purpose of absolute thrift.

d) Provincial People’s Committees shall provide funding for the Program’s activities carried out themselves state under the Law on State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Proactively study, propose and participate in specific activities to support the promotion of sustainable business within the scope of activities of the Program.

b) Strictly comply with regulations on guidelines for execution of Program promulgated by competent authorities.

5. Sustainable business enterprises have the responsibility to:

a) Provide timely, sufficient and accurate information and documents on enterprises at the request of agencies and organizations promoting the development of sustainable business and take legal responsibility for the information and documents provided.

b) Strictly comply with regulations of the Program and its guiding documents; adhere to the commitments to agencies and organizations promoting the development of sustainable business.

c) Allocate reciprocal resources for receiving, cooperating in and organizing effective realization of support resources.

 

1 Article 142 of the Law on Environmental Protection 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 phê duyệt "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.351

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.134.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!