Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025? Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025?
Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025? Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025?
Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025 và Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025 như sau:
Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025 BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I và phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II năm học 2024-2025 Phần I KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ 1. Quy hoạch, phát triển mạng lưới; cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học - Số lớp, số học sinh: ... 2. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - Biên chế, đội ngũ: + Tổng số được giao: ... + Tổng số hiện có: ... + Số lượng thiếu của biên chế so với QĐ giao: ... ... Phần II PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Căn cứ ... Nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch năm học, trường tiểu học ... xây dựng phương hướng chung; các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp thực hiện trong học kỳ II năm học 2024-2025 với các nội dung sau: I. Phương hướng chung 1. Tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm học 2024-2025. Chủ động, tích cực, kịp thời trong công tác tham mưu và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả việc quản lí gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại đơn vị. TẢI để xem tiếp Thông tin mang tính chất tham khảo. |
___
Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025 SƠ KẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC .......... - .......... Lớp: .................... Giáo viên chủ nhiệm: ........................ I. DUY TRÌ SỐ LƯỢNG 1. Đầu năm: ........................ Nữ: .................. 2. Cuối học kì 1: Nữ: ................... - Tăng: ................ Giảm: .................. - Họ và tên HS tăng, giảm. Lí do. ...................... II. CHUYÊN CẦN 1. Tổng số lần vắng của lớp: .......... Có phép:.......... Không phép: .............. 2. HS vắng học nhiều nhất: .......... Số lần vắng: ............. 3. Tổng số lần HS trốn học, bỏ tiết: .......................... 4. Biện pháp giáo dục HS để duy trì chuyên cần trong lớp học: (ghi rõ các biện pháp đã thực hiện) ...................... III. CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA, HẠNH KIỂM 1. Tổng hợp số liệu TẢI để xem tiếp Thông tin mang tính chất tham khảo |
Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025? Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(ii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Tây 2025 là ngày mấy? Tết Tây là tết gì? Tết Tây 2025 nhằm ngày mấy âm lịch? Tết Tây 2025 là thứ mấy?
- Mẫu lời chúc Tết Dương lịch của thầy cô giáo gửi phụ huynh, học sinh hay và ý nghĩa? Giáo viên có được nghỉ Tết Dương lịch không?
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT theo Nghị định 126? Thời hạn nộp thuế trong trường hợp khai bổ sung?
- Nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu là nhà đầu tư độc lập hay nhà đầu tư liên danh theo quy định?