Bảo tàng là gì? Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập mới nhất ra sao?
Bảo tàng là gì?
Trước đây, theo quy định tại Luật Di sản văn hóa 2001 định nghĩa Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Hiện nay, hệ thống bảo tàng bao gồm bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập (theo Điều 47 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009)
Trong đó Bảo tàng công lập bao gồm:
- Bảo tàng quốc gia;
- Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
- Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
- Bảo tàng cấp tỉnh.
Bảo tàng là gì? Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cấp địa phương mới nhất ra sao?
Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cấp địa phương được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 945/QÐ-BVHTTDL 2024 như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập gửi 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi đặt trụ sở bảo tàng.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập.
Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi đặt trụ sở bảo tàng.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập Tải;
(2) Đề án hoạt động bảo tàng Tải.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập Tải;
- Đề án hoạt động bảo tàng Tải.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:
(1) Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;
(2) Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;
(3) Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng như sau:
- Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học.
+ 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu.
+ Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng.
+Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng.
+ 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
- Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học.
+ 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa.
+ Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng.
+ Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng.
+ Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
- Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học.
+ 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ.
+ Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng.
+ Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng.
+ Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?