Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương mới nhất năm 2023?

Tôi muốn hỏi đã ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương đúng không? - Câu hỏi của chị Thùy Chi (Hà Nội)

Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương?

Ngày 25 tháng 5 năm 2023, Bộ Công thương vừa ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của quy tắc này gồm:

Các chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương.

Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương mới nhất năm 2023?

Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)

Mục đích của Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Mục đích
Việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm các mục đích sau:
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, liêm chính, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và xã hội; xây dựng nền hành chính phục vụ, minh bạch và hiệu quả.
2. Nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo tính chuyên nghiệp, liêm chính, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ.
3. Là cơ sở để giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật, thực thi nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quan hệ xã hội liên quan đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện văn hóa công vụ; làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội.

Theo đó, bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương được ban hành nhằm đặt được những mục đích như quy định trên.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương trong thực hiện Bộ quy tắc ứng xử ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo, tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát đảng viên, đoàn viên thực hiện tốt Quy tắc này.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy tắc này.
3. Bộ phận Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương công khai Quy tắc ứng xử này trên trang Thông tin điện tử của Bộ; Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc này.
4. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ có trách nhiệm:
- Niêm yết công khai Quy tắc này tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị; tổ chức phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan; đưa tiêu chí thực hiện Quy tắc vào đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và thi đua, khen thưởng hàng năm.
- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trong đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo mà được cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm liên quan đến những quy định tại Quy tắc này và vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước về văn hóa công vụ.
- Xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương đảm bảo phù hợp với ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị.
5. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này; vận động nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thực hiện đúng các quy định của Quy tắc; phát hiện và báo cáo tổ chức có thẩm quyền về những vi phạm Quy tắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cùng một tổ chức.

Theo đó, Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công thương có trách nhiệm:

- Thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc

- Vận động nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thực hiện đúng các quy định của Quy tắc

- Phát hiện và báo cáo tổ chức có thẩm quyền về những vi phạm Quy tắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cùng một tổ chức.

Quy tắc ứng xử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức kinh doanh dịch vụ tại địa điểm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước trên mạng xã hội được quy định như thế nào? Có những quy tắc ứng xử chung nào?
Pháp luật
Thủ trưởng các cơ sở y tế trong công tác thực hiện quy tắc ứng xử tại cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề gì?
Pháp luật
Quy tắc ứng xử của viên chức là gì? Việc đánh giá viên chức có dựa vào quy tắc ứng xử của viên chức không?
Pháp luật
Công an cần tuân thủ những quy tắc nào khi ứng xử với người dân? Công an có được xúc phạm người vi phạm pháp luật hay không?
Pháp luật
Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ có được hút thuốc tại cơ quan không? Cán bộ công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thì phải ứng xử với đồng nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Viên chức của Bộ Xây dựng khi làm việc tại công sở có được sử dụng rượu bia trong giờ nghỉ trưa không?
Pháp luật
Quy tắc ứng xử nơi công cộng của cán bộ công chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử với nhân dân nơi cư trú như thế nào?
Pháp luật
Mục đích của việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức của Bộ Nội vụ là gì? Cán bộ công chức của Bộ Nội vụ phải ứng xử nơi công cộng như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ, công chức Bộ GTVT không ngắt điện thoại đột ngột khi giao tiếp qua điện thoại đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy tắc ứng xử
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,202 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy tắc ứng xử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào