Bản án dân sự đã có hiệu lực bị kháng nghị giám đốc thẩm nhưng sau 01/7/2016 mới giải quyết thì có giải quyết theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015?
- Bản án dân sự đã có hiệu lực bị kháng nghị giám đốc thẩm nhưng sau 01/7/2016 mới giải quyết thì có giải quyết theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015?
- Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật mà sau ngày 01/7/2016 mới bị kháng nghị giám đốc thẩm thì áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự nào?
- Quy định về thời hiệu đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự phát sinh trước ngày 01/01/2017 được thực hiện như thế nào?
Bản án dân sự đã có hiệu lực bị kháng nghị giám đốc thẩm nhưng sau 01/7/2016 mới giải quyết thì có giải quyết theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 có quy định sau đây:
3. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết.
Đồng thời, hướng dẫn quy định trên, tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP có nội dung quy định như sau:
Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính
1. Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2016), Tòa án áp dụng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị quyết số 103/2015/QH13 để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 thì được áp dụng từ ngày 01-01-2017.
Như vậy, bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị giám đốc thẩm trước ngày 01/7/2016, nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để giải quyết, trừ các trường hợp tại khoản 1 Điều 517 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì được áp dụng từ ngày 01/01/2017.
Bản án dân sự đã có hiệu lực bị kháng nghị giám đốc thẩm nhưng sau 01/7/2016 mới giải quyết thì có giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015? (Hình từ Internet)
Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật mà sau ngày 01/7/2016 mới bị kháng nghị giám đốc thẩm thì áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 có quy định sau đây:
4. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Đồng thời, hướng dẫn quy định trên, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP có nội dung quy định như sau:
Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016
1. Kể từ ngày 01-7-2016, thẩm quyền và trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016 được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 và Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13.
2. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016 mà kể từ ngày 01-7-2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 326 và Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13. Khi xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm thì việc xác định thế nào là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và “có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật” quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung được áp dụng tại thời Điểm ra bản án, quyết định bị đề nghị kháng nghị, bị kháng nghị.
Như vậy, bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/7/2016 mà kể từ ngày 01/7/2016 người có thẩm quyền mới kháng nghị giám đốc thẩm thì thủ tục tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quy định về thời hiệu đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự phát sinh trước ngày 01/01/2017 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 103/2015/QH13 có quy định sau đây:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.
Như vậy, đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu trong quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?