Giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án bị kháng nghị? Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong vụ án dân sự là gì?
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cụ thể như sau:
"Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó."
Ai là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
- Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án bị kháng nghị có đúng không?
Căn cứ theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về phạm vi giám đốc thẩm cụ thể như sau:
“Điều 342. Phạm vi giám đốc thẩm
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn có thể xem xét lại phần quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không bị kháng nghị nếu quyết định của bản án không bị kháng nghị có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngoài ra, nếu quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án thì tòa án vẫn có thể xem xét lại ngay cả khi quyết định đó không bị kháng nghị, không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?