Bà mẹ đang cho con bú mắc COVID-19 khi điều trị tại nhà cần thông báo ngay cho cơ sở y tế khi có triệu chứng nào?
Tiêu chí đối với người mắc COVID-19 tại nhà?
*Đối với tiêu chí lâm sàng
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 tại nhà cụ thể như sau:
- Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:
+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;
+ Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
- Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.
*Đối với tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe
Đối với tiểu mục 2.2 Mục 2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 quy định về tiêu chí chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc COVID-19 là:
- Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;
- Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của hai mục bên trên.
Covid-19
Chăm sóc y tế tại nhà như thế nào đối với bà mẹ đang cho con bú mắc COVID-19 cần chú ý điều gì?
Đối với những bà mẹ đang cho con bú thì việc mắc COVID-19 sẽ gây tới những ảnh hưởng khá nguy hiểm tới em bé. Em bé sẽ rất dễ lây bệnh từ người mẹ. Vậy nên tại tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 775/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với những bà mẹ đang cho con bú cụ thể như sau:
- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;
- Theo dõi sản dịch, co hồi tử cung và phát hiện các dấu hiệu bất thường về sản khoa.
- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường như đã nêu tại Mục 5.1.3 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sản khoa dưới đây:
+ Ra máu tăng dần hoặc có máu cục;
+ Sản dịch có mùi hôi;
+ Đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ, tăng dần;
+ Vết khâu tầng sinh môn (đối với sinh thường) hoặc sẹo mổ đẻ có khối bất thường, tăng kích thước hoặc chảy mủ;
+ Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ;
+ Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ, đau đầu nhiều;
+ Co giật;
+ Vú: sưng, nóng, đỏ đau hoặc chảy mủ;
+ Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
Tiểu mục 5.1.3 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 (tên Mục này được đính chính bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 616/QĐ-BYT năm 2022) hướng dẫn như sau:
5.1.3. Người trên 16 tuổi
a) Theo dõi các dấu hiệu:
- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).
- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…
b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
(1) Khó thở, thở hụt hơi.
(2) Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
(3) SpO2 ≤ 96%.
(4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
(5) Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo).
(6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
(7) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
(8) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.
(9) Không thể ăn uống do nôn nhiều.
(10) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.
Cần chuẩn bị những vật dụng nào đối với người mắc COVID-19 tại nhà?
Mục 4 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 quy định về những vật dụng cần chuẩn bị đối với người mắc COVID-19 tại nhà cụ thể là:
*Các vật dụng cần thiết tại nhà
- Nhiệt kế;
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
- Khẩu trang y tế;
- Phương tiện vệ sinh tay;
- Vật dụng cá nhân cần thiết;
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…)
*Thuốc điều trị tại nhà
- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.
- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).
Trên đây là những quy định về hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với bà mẹ đang cho con bú mắc COVID-19 và một số quy định về COVID-19 chúng tôi gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?