Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 775/QĐ-BYT 2022 chăm sóc quản lý tại nhà phụ nữ có thai trẻ sơ sinh mắc COVID19

Số hiệu: 775/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành: 28/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai mắc COVID-19

Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 775/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

Theo đó, việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú được quy định như sau:

- Thuốc hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt > 38,5°C hoặc đau đầu nhiều, chỉ dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Paracetamol đơn thuần (liều lượng như hướng dẫn cho người lớn tại Mục 5.2 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”).

- Thuốc điều trị các triệu chứng khác khi cần thiết:

+ Ho: Dùng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%.

Các thuốc có thể dùng như thuốc ho có chứa hoạt chất Dextromethorphan, Guaifenesin... hoặc thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Không dùng các loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú;

+ Ngạt mũi, chảy mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%;

+ Tiêu chảy: bổ sung Oresol, kẽm (10-20 mg/ngày).

- Tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn ngoại trú nếu có bệnh nền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú... khi chưa có chỉ định, kê đơn.

Quyết định 775/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
 

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 775/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, QUẢN LÝ TẠI NHÀ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI, BÀ MẸ CHO CON BÚ VÀ TRẺ SƠ SINH MẮC COVID-19

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để P/hợp chỉ đạo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

HƯỚNG DẪN

CHĂM SÓC, QUẢN LÝ TẠI NHÀ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI, BÀ MẸ CHO CON BÚ VÀ TRẺ SƠ SINH MẮC COVID-19
Ban hành kèm theo Quyết địn
h số 775/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế

I. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

1. Mục đích

“Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19” được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn về quản lý và chăm sóc đặc thù đối với các đối tượng phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nhẹ tại nhà.

Việc chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 được thực hiện theo “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” (ban hành kèm theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế), các văn bản cập nhật (nếu có) và Hướng dẫn này.

2. Đối tượng sử dụng

a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; Trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám; Trung tâm vận chuyển cấp cứu và các cơ sở được phân công tham gia công tác quản lý phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà;

b) Nhân viên y tế, người tham gia quản lý phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà.

c) Phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú mắc COVID-19 và người chăm sóc tại nhà.

II. TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI, BÀ MẸ CHO CON BÚ VÀ TRẺ SƠ SINH MẮC COVID-19 ĐƯỢC CHĂM SÓC TẠI NHÀ

Áp dụng các tiêu chí theo quy định tại Mục 2 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”, và:

1. Đối với phụ nữ có thai

- Chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ;

- Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa:

+ Đau bụng liên tục và/hoặc tăng dần;

+ Ra máu âm đạo;

+ Ra nước ối;

+ Ngất hoặc co giật;

+ Phù mặt, chân, tay;

+ Đau đầu, nhìn mờ;

+ Không có cử động thai (đối với thai > 20 tuần) hoặc cử động thai yếu hơn bình thường;

+ Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

2. Đối với trẻ sơ sinh

- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ;

- Không có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

+ Bú ít hoặc bỏ bú;

+ Ngủ li bì khó đánh thức;

+ Các dấu hiệu suy hô hấp: tần số thở > 60 lần/phút ở 2 lần đếm khác nhau, thở rên, thở khò khè, thở rít, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, có cơn ngưng thở trên 20 giây, SpO2<96%;

+ Co giật hoặc co cứng; cử động bất thường;

+ Thân nhiệt: Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; hạ thân nhiệt dưới 36°C sau khi đã ủ ấm;

+ Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ;

+ Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít;

+ Vàng da xuất hiện trước 3 ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; Vàng da kéo dài trên 14 ngày; Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; Vàng da tăng nhanh; Vàng da kèm phân bạc màu;

+ Tiêu hóa: Nôn liên tục, bụng chướng, tiêu chảy, phân có máu;

+ Tình trạng bất thường khác của trẻ.

III. HƯỚNG DẪN THEO DÕI, CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI, BÀ MẸ CHO CON BÚ VÀ TRẺ SƠ SINH MẮC COVID-19

Chuẩn bị thuốc và các vật dụng cần thiết theo Mục 4 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”.

Thực hiện chăm sóc thường quy cho phụ nữ có thai, bà mẹ sau sinh, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh theo “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản” (ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và lưu ý một số nội dung sau:

1. Đối với phụ nữ có thai

1.1. Theo dõi tình trạng sức khỏe:

- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;

- Các dấu hiệu của thai kỳ: cử động thai; các dấu hiệu bất thường về sản khoa.

- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường tại Mục 5.1.3 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa như đã nêu tại Mục 1, Phần II của Hướng dẫn này.

1.2. Quản lý thai, chăm sóc thai nghén

- Duy trì khám thai định kỳ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, khám thai vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc khi có chỉ định của nhân viên y tế;

- Nếu thai phụ đến ngày hẹn khám thai và không có các dấu hiệu bất thường về sản khoa, có thể khám thai từ xa hoặc tư vấn thai phụ đợi đến ngày hết cách ly;

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục, bổ sung vi chất dinh dưỡng, không sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, chất gây nghiện khác;

- Duy trì bổ sung sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế (tạm dừng khi có các triệu chứng nôn, tiêu chảy).

2. Đối với bà mẹ trong thời kỳ hậu sản và bà mẹ cho con

- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;

- Theo dõi sản dịch, co hồi tử cung và phát hiện các dấu hiệu bất thường về sản khoa.

- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường như đã nêu tại Mục 5.1.3 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sản khoa dưới đây:

+ Ra máu tăng dần hoặc có máu cục;

+ Sản dịch có mùi hôi;

+ Đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ, tăng dần;

+ Vết khâu tầng sinh môn (đối với sinh thường) hoặc sẹo mổ đẻ có khối bất thường, tăng kích thước hoặc chảy mủ;

+ Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ;

+ Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ, đau đầu nhiều;

+ Co giật;

+ Vú: sưng, nóng, đỏ đau hoặc chảy mủ;

+ Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.

3. Đối với trẻ sơ sinh

3.1. Theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày

- Theo dõi dấu hiệu toàn trạng của trẻ: tình trạng bú mẹ, màu sắc da, phân và nước tiểu;

- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày (thân nhiệt bình thường của trẻ là từ 36,5 đến 37,5°C);

- Đếm nhịp thở và đo SpO2 (nếu có máy) 2 lần/ngày;

Lưu ý: các máy đo SpO2 được dùng cho người lớn có thể không đo chính xác ở trẻ sơ sinh, do đó phải kết hợp theo dõi các dấu hiệu toàn trạng của trẻ.

- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh đã nêu tại Mục 2, Phần II của Hướng dẫn này.

3.2. Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Không nhất thiết phải làm xét nghiệm thường xuyên test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR SARS-CoV-2 cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ mắc COVID-19.

3.2.1. Nếu cả bà mẹ và trẻ sơ sinh đều được xác định mắc COVID-19:

+ Duy trì cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ ngạt mũi khó bú, vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho bú.

+ Nếu trẻ không bú được, vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

3.2.2. Nếu chỉ có bà mẹ được xác định mắc COVID-19: Tư vấn cho bà mẹ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh có thể mắc COVID-19.

- Trường hợp bà mẹ quyết định tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ:

+ Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi cho trẻ bú và đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần với trẻ;

+ Vệ sinh bầu vú 1 lần/ngày khi vệ sinh thân thể, không cần vệ sinh trước mỗi lần cho bú; Nếu bà mẹ ho, hắt hơi làm chất tiết bắn vào bầu vú, vệ sinh vú bằng nước sạch và xà phòng sau đó lau khô;

+ Nếu trẻ không bú được cần hướng dẫn bà mẹ vắt sữa bằng tay (hoặc bằng dụng cụ) và cho trẻ ăn bằng cốc và thìa; Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi vắt sữa; Đeo khẩu trang trong quá trình vắt sữa và cho trẻ ăn; Vệ sinh dụng cụ vắt sữa, máy hút sữa và các dụng cụ cho trẻ ăn như cốc, thìa (tốt nhất tiệt trùng bằng cách hấp hoặc luộc);

- Trường hợp sức khỏe bà mẹ tiến triển nặng, không thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ: Sử dụng sữa thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ (nếu có) hoặc nuôi dưỡng trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Hỗ trợ bà mẹ cho con ngay khi sức khỏe ổn định.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

1. Đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con

- Thuốc hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt > 38,5°C hoặc đau đầu nhiều, chỉ dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Paracetamol đơn thuần (liều lượng như hướng dẫn cho người lớn tại Mục 5.2 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”).

- Thuốc điều trị các triệu chứng khác khi cần thiết:

+ Ho: Dùng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Các thuốc có thể dùng như thuốc ho có chứa hoạt chất Dextromethorphan, Guaifenesin... hoặc thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Không dùng các loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú;

+ Ngạt mũi, chảy mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%;

+ Tiêu chảy: bổ sung Oresol, kẽm (10-20 mg/ngày).

- Tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn ngoại trú nếu có bệnh nền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú... khi chưa có chỉ định, kê đơn.

2. Đối với trẻ sơ sinh

- Hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt > 38,5°C. Dùng Paracetamol với liều 10­-15 mg/kg/lần (sử dụng đường uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại; lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày. Nếu trẻ nôn trong vòng 15 phút, có thể cho trẻ uống lại liều thay thế;

- Ngạt mũi: Sử dụng dung dịch nước muối sinh Natri Clorua 0,9% nhỏ mũi 2-3 giọt mỗi bên mũi khi trẻ có dấu hiệu ngạt mũi và khó ngậm bắt vú. Nên ủ ấm lọ nước muối sinh lý trước khi nhỏ mũi trẻ.

Lưu ý:

- Tuyệt đối không xông hơi cho trẻ sơ sinh dưới bất kỳ hình thức nào;

- Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm,... cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định, kê đơn;

- Không được xịt rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

V. NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ, CƠ SỞ QUẢN LÝ TẠI NHÀ

1. Tiếp tục duy trì quản lý thai nghén theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; quản lý các bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp...) ở phụ nữ có thai;

2. Thực hiện quản lý các đối tượng mắc COVID-19 tại nhà theo quy định tại “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản cập nhật (nếu có);

3. Thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và gia đình trẻ nhiễm covid 19 tại nhà để tư vấn, động viên tinh thần và hỗ trợ các biện pháp can thiệp khi cần thiết.

4. Thông tin cho bà mẹ và gia đình về nơi chuyển viện đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 theo quy định của địa phương để chuyển viện khi cần thiết.

5. Tư vấn cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 775/QD-BYT

Hanoi, March 28, 2022

 

DECISION

GUIDELINES ON CARE AND MANAGEMENT FOR PREGNANT WOMEN, LACTATING WOMEN, AND INFANTS INFECTED WITH COVID-19 AT HOME

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Law on Prevention and Control of Infectious Diseases in 2007;

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment in 2009;

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;

At request of Director of Department of Maternal Health and Children, Ministry of Health,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision comes into effect from the day of signing.

Article 3. Department of Maternal Health and Children; Chief Ministry Office; Chief Ministry Inspectorates; directors and general directors of departments, general departments affiliated to Ministry of Health; directors of Health Departments of provinces and central-affiliated cities; heads of medical entities and heads of relevant entities are responsible for implementation of this Decree./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Truong Son

 

GUIDELINES

CARE AND MANAGEMENT FOR PREGNANT WOMEN, LACTATING WOMEN, AND INFANTS INFECTED WITH COVID-19 AT HOME
Attached to Decision No. 775/QD-BYT, dated March 28, 2022 of Minister of Health

I. OBJECTIVES AND REGULATED ENTITIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The “Guidelines on care and management for pregnant women, lactating women, and infants infected with COVID-19 at home” (hereinafter referred to as “Guidelines”) are developed in order to provide pregnant women, lactating women, and infants with mild SARS-CoV-2 infection with guidelines on specific management and care at home.

Care and management of pregnant women, lactating women, and infants infected with COVID-19 at home shall comply with “Guidelines on management of COVID-19 patients at home” (attached to Decision No. 604/QD-BYT dated March 14, 2022 of Minister of Health), amended documents (if any), and these Guidelines.

2. Regulated entities

a) Medical stations of communes, wards, town-level wards; mobile medical stations; medical centers of districts and clinics; emergency transport centers and facilities assigned to manage pregnant women, lactating women, and infants infected with COVID-19 at home;

b) Health workers and individuals managing pregnant women, lactating women, and infants infected with COVID-19 at home.

c) Pregnant women, lactating women, and infants infected with COVID-19 and their caregivers at home.

II. ELIGIBILITY OF PREGNANT WOMEN, LACTATING WOMEN, AND INFANTS INFECTED WITH COVID-19 FOR RECEIVING CARE AT HOME

Adopt criteria under Section 2 of the “Guidelines on management of COVID-19 patients at home”, and:

1. For pregnant women

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Do not have any of the following signs:

+ Constant and/or growing stomachache;

+ Vaginal bleeding;

+ Watery discharge;

+ Loss of consciousness or convulsion;

+ Swelling of face and limbs;

+ Headache, blurred vision;

+ No fetal movement (for pregnancy older than 20 weeks) or weak fetal movement;

+ Any other irregularity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Have no or mild clinical symptoms;

- Do not have any of the following signs:

+ Reduced nursing or breast refusal;

+ Hypersomnia;

+ Respiratory failure: respiration rate > 60 times/minute at 2 separate counts, agonal breathing, wheezing, flaring nostrils, chest retraction, episodes of stopped breathing longer than 20 seconds, SpO2 < 96%;

+ Convulsion or loss of mobility; irregular movement;

+ Body temperature: Fever exceeds 38 oC and does not reduce after taking antipyretic or after 48 hours; body temperature drops below 36 oC after warming up;

+ Redness, swelling or discharge of the eyes; redness, swelling or discharge of belly buttons;

+ Dehydration: sunken eyes, chapped lips, wrinkling skin, decreased urine output;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Digestion: Constant vomiting, abdominal bloating, blood in stool;

+ Other irregularity.

III. GUIDELINES ON MONITORING AND PROVIDING CARE FOR HEALTH OF PREGNANT WOMEN, LACTATING WOMEN, AND INFANTS INFECTED WITH COVID-19 AT HOME

Prepare medicine and other supplies in accordance with Section 4 of the “Guidelines on management for COVID-19 patients at home”.

Implement routine care for pregnant women, postnatal women, lactating women, and infants in accordance with “National guidelines on Reproductive Health care services” (attached to Decision No. 4128/QD-BYT dated July 29, 2016 of Minister of Health) and take into account the following:

1. For pregnant women

1.1. Health monitor:

- Take body temperature reading at least twice a day in the morning, in the evening and when experiencing any irregularity. Count breathing rate, pulse, measure SpO2 and blood pressure (if possible) on a daily basis.

- Check for pregnancy-related signs: fetal movement; any obstetric irregularity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. Management and care during pregnancy

- Attend periodic antenatal care in accordance with the National guidelines on Reproductive Health care services. In addition, attend antenatal care whenever experiencing an irregularity or when indicated by health workers;

- If a pregnant woman does not experience any obstetric irregularity on the date of antenatal care, provide remote antenatal care or advise waiting until expiration of isolation period;

- Have a healthy diet, do healthy exercises, supplement micronutrients, refrain from smoking or come into contact with secondhand smoking, refrain from using alcoholic beverages and other stimulants, addictive substances;

- Maintain supplement of iron/folic acid or multi-micronutrient tablets as instructed by health workers (stop immediately after experiencing vomiting and/or diarrhea).

2. For women during postnatal periods and lactating women

- Take body temperature reading at least twice a day in the morning, in the evening and when experiencing any irregularity. Count breathing rate, pulse, measure SpO2 and blood pressure (if possible) on a daily basis.

- Monitor lochia, uterine contractions, and detect any obstetric irregularity.

- Immediately inform health workers or receive a checkup at medical facilities upon experiencing any irregularity under Section 5.1.3 of the “Guidelines on management of COVID-19 patients at home” or upon experiencing any of the followings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Odor of lochia;

+ Violent abdominal pain or persistent and growing abdominal pain;

+ Irregular lumps, increase in size, or abscess in the perineum stitches (in case of vaginal delivery) or C-section scar;

+ Fever that exceeds 38 oC and does not reduce after taking antipyretic or after 48 hours;

+ Swelling of face, limbs, or blurred vision, or severe headache;

+ Convulsion;

+ Breasts: swelling, redness, tenderness, or nipple discharge;

+ Any other irregularity.

3. For infants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Monitor general conditions of the infants: nursing, skin tone, stool, and urine;

- Take body temperature reading at least twice a day (regular body temperature of an infant ranges from 36,5 oC to 37,5 oC);

- Count breathing rate and measure SpO2 (if equipped with pulse oximeter) twice a day;

Note: Pulse oximeter for use in adults will not be accurate when used for infants, therefore, combine with monitoring infants’ wellbeing signs.

- Immediately inform health workers or bring infants to medical facilities as soon as the infants experience any dangerous sign under Section 2, Part II hereof.

3.2. Basic care for infants

Frequent rapid antigen test or RT-PCR test is not necessary for infants even when their caregivers are infected with COVID-19.

3.2.1. If a mother and her infant are infected with COVID-19:

+ Maintain breastfeeding. If the infant experiences stuffed nose and thus unable to sustain the breastfeeding, clean their nostrils prior to breastfeeding.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2.2. If only the mother is infected with COVID-19: Advise the mother and her family to consider the benefits of breastfeeding and risk of COVID-19 infection of the infants.

- In case the mother decides to breastfeed:

+ Wash hands regularly with soap and clean water or hand washing liquid prior to feeding the infant and wear face masks whenever staying close to the infant;

+ Wash breasts once per day during regular body wash; if droplets land on breasts because the mother coughs or sneezes, wash breasts with clean water and soap and immediately wipe dry;

+ If the infant is unable to sustain the feed, instruct the mother to express breast milk manually (or with the use of an equipment) and feed the infant using spoon and cup; wash hands regularly with clean water and soap or hand washing liquid prior to expressing breast milk; wear face masks while expressing milk and feeding the infant; cleaning expressing equipment, extractor, and feeding equipment such as spoon and cup (it is best to sterilize by steaming or soaking in boiling water);

- If the mother’s health deteriorates and she is unable to continue breastfeeding: Utilize sterilized milk from mother's milk bank (if any) or nurture the infant in accordance with guidance of health workers. Assist the mother in nursing the infant as soon as her health stabilizes.

IV. MEDICINE INSTRUCTIONS

1. For pregnant women and lactating women

- Antipyretic: use when body temperature exceeds 38,5 oC or severe headache, only use antipyretic which contains simply Paracetamol (with dose intended for adults under Section 5.2 of the “Guidelines on management of COVID-19 patients at home”).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Cough: Use traditional methods such as lime, honey, sodium chloride 0,9% mouthwash. Medicine containing Dextromethorphan, Guaifenesin, etc. can be used as cough medicine or herbal cough medicine. Do not use medicine contraindicated for pregnant women and lactating women;

+ Stuffed nose, runny nose: spray or drop sodium chloride 0,9%;

+ Diarrhea: supplement with Oresol, zinc (10-20 mg/day).

- Continue using out-patient prescription drugs for any underlying medical condition or according to physician's indications.

Note: Do not use antiviral drugs, antibiotics, anti-inflammatory medicines for pregnant women, lactating women, etc. without indications and prescription.

2. For infants

- Antipyretic: use when body temperature exceeds 38,5 oC. Use Paracetamol at a dose of 10-15 mg/kg/instance (oral administration or rectal suppositories, and repeat after 4 - 6 hours if necessary; total dose must not exceed 60 mg/kg/day. If infants vomit within 15 minutes after taking medicine, give the infants another dose;

- Stuffed nose: Drop 2-3 drops of sodium chloride 0,9% in each nostril when the infants experience stuffed nose and have difficulty feeding. Warm the sodium chloride bottle in advance in this case.

Note:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Do not give infants antiviral drug, antibiotics, anti-inflammatory medicines, etc. without indications and prescription;

- Do not clear stuffed nose of infants using spray.

V. TASKS OF MEDICAL STATIONS AND FACILITIES THAT MANAGE TREATMENT AT HOME

1. Continue to manage pregnancy in accordance with the National guidelines on Reproductive Health care services; manage non-infectious diseases (gestational diabetes, hypertension, etc.) in pregnant women;

2. Manage COVID-19 patients at home in accordance with the “Guidelines on management of COVID-19 patients at home” attached to Decision No. 604/QD-BYT dated March 14, 2022 of Minister of Health and amending documents (if any);

3. Regularly maintain contact with pregnant women, lactating women, and family of infants infected with COVID-19 receiving treatment at home in order to give advice, mental support, and provide interventions if necessary.

4. Inform the mothers and families about hospital referral of pregnant women, postnatal women, and infants infected with COVID-19 in accordance with regulations of local governments.

5. Advise pregnant women, lactating women about COVID-19 vaccination in accordance with guidelines of Ministry of Health.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 775/QĐ-BYT ngày 28/03/2022 hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.635

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.101.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!