9 doanh nghiệp bị cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang công an do có liên quan đến doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế?
Tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế hiện nay như thế nào?
Vừa qua, tại Cổng TTĐT Tổng cục Thuế cho biết thông tin về việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm làm từ gỗ.
Trong đó, từ ngày 01/01/2022 đến 17/5/2023, đối với mặt hàng này, cơ quan thuế đã giải quyết hoàn 4.760 hồ sơ tương ứng với số tiền đã được hoàn là 19.100 tỉ đồng.
Số hồ sơ cơ quan thuế từ chối đề nghị hoàn là 44 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn 310 tỉ đồng với lý do cơ quan thuế rà soát đối chiếu với quy định của pháp luật thì phát hiện tình trạng doanh nghiệp nộp hồ sơ thiếu, sai mẫu hồ sơ đề nghị hoàn, hồ sơ đề nghị hoàn không đủ thủ tục...
Trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đối với các hồ sơ cần thực hiện xác minh, cơ quan thuế chủ yếu xác minh đến doanh nghiệp trung gian bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp hoàn thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp F1).
Trong 548 hồ sơ cơ quan thuế thực hiện xác minh các doanh nghiệp trung gian, có 490 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian F1, 45 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian F2, 3 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian F3, 5 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian F4, 5 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian cuối cùng (người dân, hộ trồng rừng).
Số hồ sơ đề nghị hoàn chưa được cơ quan thuế giải quyết là: 199 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn: 1.119 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 4,18% so với tổng số hồ sơ cơ quan thuế đã giải quyết hoàn (199/4.760 hồ sơ) với nhiều nguyên nhân như:
- Hồ sơ đang trong thời gian giải quyết theo quy định;
- DN đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh;
- DN xin tạm dừng, hoãn thời gian kiểm tra;
- DN chưa cung cấp đủ hồ sơ tài liệu số liệu;
- Do đang chờ kết quả xác minh.
Xem thêm: Tổng cục Thuế công bố danh sách 113 công ty bán trái phép hóa đơn (ngày 01/08/2024)
9 doanh nghiệp bị cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang công an do có liên quan đến doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế?
Đã có 9 doanh nghiệp bị cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang công an do có liên quan đến DN có rủi ro cao về thuế?
Cũng theo thông tin được công bố trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đối với các hồ sơ cần thực hiện xác minh thì cơ quan thuế chủ yếu xác minh đến DN trung gian bán hàng trực tiếp cho DN hoàn thuế (DN F1).
Qua công tác xác minh phát hiện 264 doanh nghiệp trung gian bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an, cụ thể: có 76 doanh nghiệp F1 tạm dừng hoạt động, 56 doanh nghiệp F1 bỏ địa chỉ kinh doanh, 56 doanh nghiệp F2 tạm dừng hoạt động, 60 doanh nghiệp F2 bỏ địa chỉ kinh doanh, 04 doanh nghiệp F3 tạm dừng hoạt động, 05 doanh nghiệp F3 bỏ địa chỉ kinh doanh, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an của 07 doanh nghiệp trung gian.
Qua rà soát thông tin dữ liệu tổng thể của cả ngành Thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ thì có đến 7.609 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động (trong đó: 6.712 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, 897 DN tạm dừng hoạt động).
Đặc biệt trong những DN này, có 24 DN nằm trong vụ án đã khởi tố, điều tra về tội mua bán hóa đơn bất hợp pháp trong thời gian qua.
Ngoài ra trong năm 2022 và 05 tháng đầu năm 2023, cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ của 09 doanh nghiệp trực tiếp đề nghị hoàn thuế GTGT mặt hàng gỗ và sản phẩm làm từ gỗ, dăm gỗ, viên nén gỗ sang cơ quan Công an để phối hợp điều tra, xác minh (không kể các DN trung gian bán hàng cho DN hoàn thuế nêu trên), nguyên nhân do DN có dấu hiệu sử dụng hoá đơn khống để hoàn thuế, DN mua hàng của DN có rủi ro cao về thuế.
Xem chi tiết thông tin tại Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế tại đây.
Hành vi mua bán hóa đơn GTGT trái phép đủ điều kiện cấu thành tội phạm hình sự khi nào?
Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật hình sự 2015 một số cụm từ được thay thế bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định cụ thể như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, hành vi mua bán hóa đơn sẽ cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn khi thuộc một trong các trong các trường hợp sau:
- In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số ;
- In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng từ hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?