5 nhiệm vụ và giải pháp của chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên theo Quyết định 140/QĐ-TTg 2024 là gì?
- Mục tiêu cụ thể của Quyết định 140/QĐ-TTg 2024 ban hành chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 là gì?
- 5 nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 là gì?
- Kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến từ đâu?
Để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh, thiếu niên; giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật về ma túy hằng năm.
Đồng thời góp phần xây dựng thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam phát triển toàn diện; có lý tưởng cách mạng; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe và lối sống lành mạnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 2/2/2024 Phó Thủ tướng đã ký Quyết định 140/QĐ-TTg ban hành chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể của Quyết định 140/QĐ-TTg 2024 ban hành chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục I Quyết định 140/QĐ-TTg 2024, quy định 4 mục tiêu cụ thể của chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 như sau:
(1) Kiềm chế tỷ lệ gia tăng; tiến tới giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy so với năm trước. Bảo đảm quản lý chặt chẽ số thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy theo quy định.
Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp và thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.
(2) Hằng năm, làm giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy so với năm trước; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.
(3) Hằng năm, tổ chức Đoàn các cấp phát động phong trào thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy.
Các tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy xây dựng mô hình phòng, chống ma túy; trong đó mỗi năm giúp đỡ, hỗ trợ để cảm hóa được ít nhất 01 thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy hoặc thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định.
(4) Hằng năm, ít nhất 70% cơ sở giáo dục bậc trung học cơ sở trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên.
Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, 100% cán bộ, giáo viên, giảng viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy để có đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.
5 nhiệm vụ và giải pháp của chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên theo Quyết định 140/QĐ-TTg 2024 là gì? (Hình từ Internet)
5 nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 là gì?
Theo Mục II Quyết định 140/QĐ-TTg 2024, quy định về nhiệm vụ và giải pháp, cần có 5 nhiệm vụ và giải pháp quan trọng chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 cần triển khai như sau:
(1) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên.
(2) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên.
(3) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên.
(4) Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy; điều trị nghiện ma túy; quản lý chặt chẽ thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và quản lý, hỗ trợ thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.
(5) Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy nhằm ngăn chặn ma túy tác động đến thanh, thiếu niên.
Kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến từ đâu?
Theo quy định tại Mục IV Quyết định 140/QĐ-TTg 2024 ban hành chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030, kinh phí thực hiện chương trình được bố trí từ:
- Kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn kinh phí của Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 ban hành theo Quyết định 1452/QĐ-TTg 2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 ban hành theo Quyết định 1331/QĐ-TTg 2021 của Thủ tướng Chính phủ; các nguồn kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chương trình, các bộ, ngành, địa phương có liên quan có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình và tổng hợp chung vào dự toán của bộ, ngành, địa phương mình để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư công 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?