05 quy tắc chung về đạo đức nghề thừa phát lại? Thực hiện bình đẳng trong thừa phát lại như thế nào?
Những quy tắc chung về đạo đức nghề thừa phát lại là gì?
Vừa qua, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại. Theo như Thông tư này thì thừa phát lại phải đảm bảo thực hiện những quy tắc chung như sau về đạo đức nghề nghiêp:
(1) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội
Căn cứ vào Điều 1 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội của thừa phát lại như sau:
- Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(2) Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật
Theo Điều 2 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật của thừa phát lại như sau:
- Thừa phát lại phải thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, tự giác tuân thủ quy định của Quy tắc này trong hành nghề.
- Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao chính xác, đầy đủ, trách nhiệm và có thái độ độc lập, khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật.
(3) Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
Tại Điều 3 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp thừa phát lại như sau:
- Thừa phát lại có trách nhiệm tôn trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp.
- Thừa phát lại phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.
- Thừa phát lại phải mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
(4) Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Tại Điều 4 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc rèn luyện, tu dưỡng bản thân của thừa phát lại như sau:
- Thừa phát lại phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; chủ động học hỏi để trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng công việc, phục vụ người yêu cầu.
- Thừa phát lại phải tận tâm với công việc; sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
(5) Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc
Theo Điều 5 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc của thừa phát lại như sau:
- Thừa phát lại có trách nhiệm giữ bí mật, hướng dẫn thư ký nghiệp vụ, nhân viên của Văn phòng mình giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ công việc và tất cả thông tin biết được về nội dung công việc trong và sau khi giải quyết yêu cầu. Trường hợp cung cấp thông tin về việc thực hiện công việc cho người khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thừa phát lại có trách nhiệm bảo quản cẩn thận hồ sơ công việc trong quá trình giải quyết các yêu cầu, bàn giao đầy đủ hồ sơ công việc để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
05 quy tắc chung về đạo đức nghề thừa phát lại? Thực hiện bình đẳng trong thừa phát lại như thế nào? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại phải có những trách nhiệm gì khi thực hiện yêu cầu của công việc?
Căn cứ vào Điều 6 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc thực hiện yêu cầu
1. Thừa phát lại phải hướng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật cho người yêu cầu hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý cụ thể phát sinh của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.
2. Thừa phát lại có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại trong hành nghề Thừa phát lại theo yêu cầu của họ.
Theo đó, thừa phát lại phải có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích chính xác và đúng quy định pháp luật cho người yêu cầu biết và hiểu về quyền, nghĩa vụ, hậu quả phát lý cụ thể của việc yêu cầu thực hiện, nhất là giá trị của vi bằng.
Bên cạnh đó, thừa phát lại phải cung cấp các thông tin liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại.
Thực hiện bình đẳng trong thừa phát lại như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định như sau:
Đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu
Thừa phát lại bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu, không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính giữa những người yêu cầu khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để thực hiện việc yêu cầu.
Như vậy, thừa phát lại không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị, tài chính giữa những người có yêu cầu.
Thông tư 08/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?