Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 về an toàn máy, phương tiện thông dụng để tiếp cận máy như thế nào?

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 về an toàn máy, phương tiện thông dụng để tiếp cận máy như thế nào? Thắc mắc của bạn T.P ở Bình Định.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 về an toàn máy, phương tiện thông dụng để tiếp cận máy như thế nào?

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 14122-1:2001

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/SC 1 Những vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 quy định các yêu cầu chung để tiếp cận máy một cách an toàn như đã nêu trong EN 292-2, đưa ra hướng dẫn lựa chọn đúng phương tiện tiếp cận khi không thể tiếp cận máy một cách trực tiếp từ mặt đất hoặc sàn nhà.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 áp dụng cho tất cả các máy (tĩnh tại và di động) cần có phương tiện tiếp cận cố định. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương tiện tiếp cận là một bộ phận của máy.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 cũng áp dụng cho các phương tiện tiếp cận với một bộ phận của toà nhà (ví dụ các sàn làm việc, đường cho người đi bộ, thang) trên đó có lắp đặt máy, việc cung cấp chức năng chính cho bộ phận này của toà nhà là cung cấp phương tiện tiếp cận máy.

Chú thích: Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 cũng có thể được sử dụng cho các phương tiện tiếp cận nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Khi đó cần quan tâm đến các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định khác có liên quan.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 cũng áp dụng cho các phương tiện tiếp cận dùng riêng cho máy, chúng không được lắp cố định vào máy và có thể được tháo ra hoặc di chuyển sang bên cạnh đối với một số nguyên công của máy (ví dụ, thay dụng cụ trong máy ép lớn).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 không áp dụng cho các thang máy, các sàn nâng hạ hoặc các thiết bị khác được thiết kế dành riêng cho nâng người giữa hai mức.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1 : 2004 về an toàn máy, phương tiện thông dụng để tiếp cận máy như thế nào?

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 về an toàn máy, phương tiện thông dụng để tiếp cận máy như thế nào? (Hình từ internet)

Điều kiện để lựa chọn ghế thang hoặc thang như thế nào?

Căn cứ tại tiết 5.3.2 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004, quy định để lựa chọn ghế thang hoặc thang cần đáp ứng các điều kiện như sau:

- Trong việc thiết kế phương tiện tiếp cận máy phải hết sức tránh sử dụng ghế thang và thang do có rủi ro bị ngã cao bởi vì phải tổn hao nhiều sức lực khi sử dụng các phương tiện tiếp cận này.

- Nếu không thể có được các phương tiện tiếp cận như đã nêu trong tiết 5.3.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004 thì có thể xem xét tới việc lựa chọn ghế thang hoặc thang. Quyết định cuối cùng phải được đưa ra trên cơ sở đánh giá rủi ro, bao gồm cả khía cạnh ecgônômi.

Nếu mức độ rủi ro được xem là quá cao thì kết cấu cơ bản của phương tiện tiếp cận máy phải được thay đổi để cho phép sử dụng đường tiếp cận máy ít rủi ro hơn.

- Sau đây giới thiệu một số ví dụ về các trường hợp có thể lựa chọn ghế thang hoặc thang, đây chỉ là các ví dụ còn việc lựa chọn cuối cùng phải được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp phải đáp ứng nhiều hơn một trong các điều kiện sau khi lựa chọn ghế thang hoặc thang.

+ Khoảng cách thẳng đứng ngắn;

+ Phương tiện tiếp cận không được sử dụng thường xuyên.

Chú thích: Khi đánh giá tần số sử dụng phải xem xét toàn bộ "tuổi thọ" của máy. Nếu phương tiện tiếp cận được sử dụng thường xuyên, ví dụ, trong quá trình lắp ráp hoặc lắp đặt máy hoặc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng chính, định kỳ thì ghế thang hoặc thang không phải là giải pháp thoả đáng.

+ Người sử dụng không được mang các dụng cụ lớn hoặc các thiết bị khác khi sử dụng phương tiện tiếp cận;

+ Chỉ có một người sử dụng được phép sử dụng phương tiện tiếp cận trong cùng một thời gian;

+ Không được sử dụng phương tiện tiếp cận cho mục đích sơ tán những người bị thương;

+ Kết cấu của máy không được có cầu thang hoặc các phương tiện cơ bản khác.

Chú thích: Các ví dụ là cần cẩu tháp và các máy di động.

- Để lựa chọn giữa ghế thang và thang, xem tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004

Một số ví dụ về thay đổi trong máy hoặc hệ thống để có thể tiếp cận tốt hơn?

Căn cứ tại Phụ lục A Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7387-1:2004, có các ví dụ về thay đổi trong máy hoặc hệ thống để có thể tiếp cận tốt hơn như sau:

- Thay đổi vị trí của các trụ, dầm, đường ống, mâm cáp, sàn bệ, bồn chứa,v.v.. để có thể sử dụng được cầu thang được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc các phương tiện tiếp cận ưu tiên khác.

- Thay đổi thiết kế các biện pháp tiếp cận (ví dụ, sự bố trí) để có thể sử dụng được cầu thang được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc các phương tiện tiếp cận ưu tiên khác.

Ví dụ 1: Tiếp cận từ phía khác để có phòng đủ rộng cho lắp đặt cầu thang được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn này. Có thể bổ sung thêm sàn nằm ngang nếu thấy cần thiết.

Ví dụ 2: Thay đổi thiết kế biện pháp tiếp cận để có thể bố trí được cầu thang (ví dụ, như thay đổi hướng).

- Thay đổi máy để không cần thiết phải tiếp cận hoặc tạo ra sự tiếp cận từ mặt đất hoặc sàn nhà.

Ví dụ 1: Bố trí các điểm bôi trơn gần mặt đất bằng cách trang bị các ống.

Ví dụ 2: Sử dụng phương pháp bôi trơn khác, ví dụ:

+ Bôi trơn thường xuyên.

+ Bôi trơn tuần hoàn bằng bơm.

Ví dụ 3: Động cơ và các phương tiện truyền năng lượng được bố trí sao cho có thể tiếp cận các điểm bảo dưỡng và phục vụ từ mặt đất.

Ví dụ 4: Máy được lắp đặt tại vị trí khác để có thể tiếp cận được, ví dụ, tại nơi có sàn, bệ thuận tiện cho tiếp cận.

Ví dụ 5: Thay đổi vị trí của đường ống và/hoặc các van sao cho có thể vận hành các van từ mặt đất hoặc sàn nhà.

An toàn máy
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 về thiết bị xác định đa nguyên tố dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn máy
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,027 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn máy Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào