Có được nhập khẩu giống cá chình Nhật Bản vào Việt Nam không? Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống Cá chình Nhật Bản gồm những giấy tờ nào?
Có được nhập khẩu giống cá chình Nhật Bản vào Việt Nam không?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Thủy sản 2017 quy định về nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản như sau:
Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại mục 74, Phần I Phụ lục IV được ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
I. CÁC LOÀI CÁ
TT | Tên tiếng Việt Nam | Tên khoa học |
… | … | … |
70 | Cá chim vây vàng (vây lưng ngắn) | Trachinotus falcatus |
71 | Cá chình châu Âu | Anguilla anguilla |
72 | Cá chình hoa | Anguilla marmorata |
73 | Cá chình mun | Anguilla bicolor |
74 | Cá chình Nhật Bản | Anguilla japonica |
75 | Cá chình nhọn | Anguilla borneensis |
76 | Cá chọi/Cá xiêm/Cá phướn | Betta splendens |
77 | Cá chốt | Mystus gulio |
78 | Cá chốt bông | Pseudomystus siamensis |
79 | Cá chốt sọc thường | Mystus vittatus |
80 | Cá chốt vạch | Mystus mysticetus |
… | … | … |
Như vậy, giống cá chình Nhật Bản thuộc giống cá có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam nên được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Có được nhập khẩu giống cá chình Nhật Bản vào Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống Cá chình Nhật Bản gồm những giấy tờ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, quy định về Nhập khẩu giống thủy sản thì hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cá chình Nhật Bản gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP TẢI VỀ;
(2) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài cá chình Nhật Bản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
(2) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
(3) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài cá chình Nhật Bản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
Nhập khẩu giống thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tái xuất giống thuỷ sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc tái xuất giống thuỷ sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi này.
Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?