Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Ngựa có hay mắc bệnh tỵ thư không?
Tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc có nêu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng.
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh tỵ thư là bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia súc do vi khuẩn B. mallei gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở ngựa, la, lừa, có thể ở dê, chó, chó sói, mèo, lạc đà, gấu và có thể lây sang người;
- Đặc trưng của bệnh đó là các nốt loét ở mũi, đường hô hấp trên và phổi. Có trường hợp bệnh được biểu hiện ở thể ngoài da (thể “farcy”) là các nốt loét trên da;
- Bệnh có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với động vật mắc bệnh, lây nhiễm trực tiếp từ gia súc ốm sang gia súc khỏe qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi;
- Tỷ lệ chết của bệnh trong trường hợp cấp tính có thể lên đến 95 % trong 3 tuần.
...
Theo đó, bệnh tỵ thư là bệnh truyền nhiễm và xảy ra chủ yếu ở ngựa. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở một số động vật khác như la, lừa, dê, chó, chó sói, mèo, lạc đà, gấu.
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là khi ngựa có các nốt loét ở mũi, đường hô hấp trên và phổi. Có trường hợp bệnh được biểu hiện ở thể ngoài da (thể “farcy”) là các nốt loét trên da
Bệnh có thể lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp với động vật mắc bệnh, lây nhiễm trực tiếp từ gia súc ốm sang gia súc khỏe qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi
Trong trường hợp cấp tính, bệnh có tỷ lệ chết lên đến 95 % trong 3 tuần.
Ngựa có hay mắc bệnh tỵ thư không? (Hình từ Internet)
Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN TCVN 8400-54:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc thì triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ được chia thành 5 thể bệnh sau đây:
(1) Thể cấp tính:
- Thể này ít phổ biến, thường gặp ở ngựa, la, lừa;
- Thời gian ủ bệnh ngắn, từ 2 ngày đến 4 ngày và diễn biến bệnh từ 2 đến 3 ngày;
- Gia súc có biểu hiện viêm mũi chảy dịch màu xanh vàng hoặc chảy dịch có lẫn máu. Viêm mũi tiến triển rất nhanh với sự hình thành màng giả trong xoang mũi, nổi các cục nhỏ, các áp xe, các nốt loét trên niêm mạc mũi;
- Hạch lâm ba vùng mũi sưng to cả hai bên thành các ổ áp xe mủ rồi vỡ ra qua cả lớp da bên ngoài;
- Gia súc thường chết sau 8 ngày đến 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
(2) Thể mũi:
- Loét niêm mạc mũi, chảy nước mũi và viêm hạch giống như thể cấp tính. Nước mũi thường chảy từ một bên mũi, lúc đầu nhầy, có ít mủ, màu trắng đục, lẫn tia máu, sau có màu rỉ sắt, xung quanh lỗ mũi có mủ lẫn máu khô;
- Các vết loét, các ổ áp xe trên niêm mạc mũi vỡ ra làm cho hai lỗ mũi đầy ắp dịch nhầy xanh vàng, trong đó có những đám tổ chức hoại tử và rớm máu. Các nốt loét có bờ này rộng dần tạo ra các ổ loét lớn. Khi nốt loét được hồi phục sẽ để lại vết sẹo trên niêm mạc mũi và vách ngăn hai lỗ mũi. Cánh mũi và môi của gia súc bị bệnh có sưng thũng và nốt loét.
(3) Thể phổi:
Thường phát triển chậm trong khoảng thời gian vài tháng. Gia súc mắc bệnh giảm tăng trọng, thở khó tăng dần, ho và có thể hình thành tiếng khò khè nếu như thanh quản bị viêm. Sau đó, bệnh tích xuất hiện ở vùng quanh mũi và da.
(4) Thể da:
- Còn gọi là bệnh “farcy” - bệnh loét da: Đặc trưng của thể này là có rất nhiều mụn sưng có đường kính từ 1 cm đến 3 cm ở trên da, thường thấy ở da ở vùng đầu, cổ, vai, chân, mông có nhiều vùng sưng, phù thũng. Chỗ mụn sưng chạm vào thấy nóng, gia súc đau, sau mềm ra, vỡ chảy dịch trên da, sau tạo thành các ổ loét, các u cục trên da;
- Chỗ loét chảy ra nhiều dịch đặc màu vàng nghệ, có lẫn máu, tạo ra các ổ loét trở thành mãn tính và hình thành các cục ở trên da. Các mụn và nốt loét khác cũng xuất hiện quanh vùng hạch lâm ba tạo ra các bệnh tích giống như viêm hạch lâm ba truyền nhiễm.
(5) Thể mãn tính:
- Thể mãn tính thường xảy ra ở ngựa, là giai đoạn sau của thể cấp tính hoặc phát ra ngay hoặc mang trùng nhiều tháng, nhiều năm và không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng;
- Triệu chứng chung: Gia súc gầy, các hoạt động chậm, làm việc yếu, sốt cách quãng, què chân. Một số triệu chứng có thể thấy ở mũi và trên da của gia súc;
- Hạch lâm ba ở vùng có nốt loét bị viêm. Những nốt loét này thấy ở trên da, dầy lên, màu vàng và chảy dịch.
Theo đó, các triệu trứng mà bệnh tỵ thư gây ra tùy vào vị trí gây bệnh và biến đổi bệnh lý.
Trường hợp hợp ngựa bị mắc bệnh tỵ thư có thể dựa vào triệu chứng của các thể bệnh trên.
Làm thế nào để phân biệt bệnh tỵ thư ở ngựa với các bệnh khác?
Theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN TCVN 8400-54:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc thì có thể phân biệt bệnh tỵ thư ở ngựa với các bệnh khác thông qua đặc trưng của bệnh. Cụ thể như sau:
- Bệnh tỵ thư: Do Burkholderia mallei gây ra với đặc trưng của bệnh là các nốt loét ở mũi, đường hô hấp trên, phổi và trên da.
- Bệnh Melioidosis (Whitmore): Do Burkholderia pseudomallei gây ra. Đặc trưng của bệnh là trên da có những chỗ bị viêm, ổ áp - xe, vết loét. Đồng thời gây viêm ở phổi, xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết.
- Bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm: Do nấm Histoplasma farciminosum gây ra. Đặc trưng của bệnh là có các nốt trên mặt da, chảy dịch vàng giống như bệnh tỵ thư thể da.
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính của ngựa non: Do vi khuẩn Streptococcus equi gây ra. Bệnh này có dấu hiệu lâm sàng giống bệnh tỵ thư thể phổi như chảy dịch mủ ở mũi, thở khó, ho và khịt mũi.
- Bệnh tiêm la ngựa: Do tiên mao trùng Trypanosoma equiperdum gây ra. Bệnh có thể được phát hiện khi kiểm tra máu tươi. Bệnh tích đặc trưng là có hiện tượng viêm hạch lâm ba và viêm thũng cơ quan sinh dục giống thể da của bệnh tỵ thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?