Hành vi bạo lực gia đình giữa người đã ly hôn là hành vi nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP?

Hành vi bạo lực gia đình giữa người đã ly hôn là hành vi nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP? Chị T ở Hà Nội.

Hành vi bạo lực gia đình giữa người đã ly hôn là hành vi nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì những hành vi sau được xác định là hành vi bạo lực gia đình giữa người đã ly hôn:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

- Cản trở kết hôn.

Hành vi bạo lực gia đình giữa người đã ly hôn là hành vi nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP?

Hành vi bạo lực gia đình giữa người đã ly hôn là hành vi nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP? (Hình ảnh từ Internet)

Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị Tòa án áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì Tòa án có thể ra quyết định cấm tiếp xúc khi có hành vi bạo lực gia đình trong những trường hợp sau:

(1) Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;

+ Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.

(2) Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

Ngoài ra, Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022:

Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này, Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình quy định tại khoản 7 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của Luật này thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình

Như vậy, chủ thể có thẩm quyền giám sát và phân công người giám sát là Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở.

Khi phát hiện hành vi vi phạm của người có hành vi bạo lực gia đình thì người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc nào khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì có những nguyên tắc sau khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc:

- Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.

- Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND xã dành cho người nước ngoài bị bạo lực gia đình?
Pháp luật
Ngày của cha là ngày mấy? Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
Pháp luật
Gọi điện cho tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình vào giờ nào để báo tin về hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thay đổi mục đích hoạt động thì có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động không?
Pháp luật
Người chồng cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vợ thì báo tin lên cơ quan công an về hành vi bạo lực gia đình có được không?
Pháp luật
Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Pháp luật
Vợ giữ hết lương của chồng có thể bị phạt đến 30 triệu đồng đúng hay không? Hiểu thế nào về bạo lực kinh tế?
Pháp luật
Cản trở chồng cũ kết hôn có được xem là hành vi bạo lực gia đình? Cản trở chồng cũ kết hôn bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
783 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào