Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị phải bao gồm những nội dung nào? Thủ tục lập hồ sơ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị 1/500 như thế nào?
Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị phải bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 11 Thông tư 04/2022/TT-BXD (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định như sau:
Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian và sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi tiết đô thị; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy hoạch phân khu đô thị.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch chi tiết đô thị; vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực lập quy hoạch. Sơ bộ các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị và nội dung quy hoạch phân khu đã được phê duyệt có tác động đến phạm vi lập quy hoạch. Nêu nhu cầu quản lý và đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch. Quy hoạch chi tiết phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
b) Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng, xác định sơ bộ những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi tiết đô thị và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
c) Dự kiến quy mô dân số; các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
d) Yêu cầu cụ thể về điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chi tiết đô thị. Dự kiến các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu khác.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Theo đó, hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị phải bao gồm những nội dung theo quy định trên.
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2016/TT-BXD (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) quy định như sau:
Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi Tiết đô thị
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp và bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi Tiết đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
2. Thuyết minh:
a) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng, sơ bộ hiện trạng khu vực lập quy hoạch chi Tiết. Quy hoạch chi Tiết phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
b) Đánh giá sơ bộ hiện trạng, xác định những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi Tiết.
c) Dự kiến các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về quy mô dân số, nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
d) Yêu cầu cụ thể về việc Điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu.
đ) Dự kiến các hạng Mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch chi Tiết đô thị; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu khác.
e) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Quy hoạch
Thủ tục lập hồ sơ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị 1/500 như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của mình và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trừ quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 của Luật Quy hoạch đô thị trình cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập;
đ) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập;
e) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh, thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị có trách nhiệm căn cứ vào ý kiến các cơ quan có liên quan, Hội đồng thẩm định, nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, có văn bản gửi cơ quan trình thẩm định để hoàn chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị. Sau khi nhận được hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị hoàn chỉnh, cơ quan thẩm định báo cáo nội dung thẩm định với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định.
3. Đối với đồ án quy hoạch chung đô thị từ loại IV trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng bằng văn bản trước khi phê duyệt.
4. Đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh bằng văn bản trước khi phê duyệt.
Theo đó, thủ tục lập hồ sơ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị 1/500 thực hiện theo quy định trên.
Trong hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị đô thị có cần tờ trình đề nghị thẩm định hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ; dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan.
2. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án; thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; các phụ lục tính toán kèm theo; các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan.
Theo đó, trong hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thì đầu tiên buộc phải cần tờ trình đề nghị thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?