Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập sẽ gồm những gì? Và được gửi đến cơ quan nào?

Em ơi cho chị hỏi: Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập có yêu cầu sẽ gồm những gì? Và được gửi đến cơ quan nào? Việc thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Linh Phương đến từ Đà Nẵng.

Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập sẽ gồm những gì? Và được gửi đến cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Thủ tục trình và phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Thư viện có yêu cầu thanh lọc tài nguyên thông tin gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lọc đến cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện phê duyệt kế hoạch công tác năm của thư viện, trong đó có nhiệm vụ thanh lọc tài nguyên thông tin. Trường hợp đột xuất phải có văn bản của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện;
b) Tờ trình đề nghị phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này;
c) Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện thông báo bằng văn bản cho thư viện để chỉnh sửa, bổ sung.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét, ra quyết định phê duyệt đề án theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

Theo đó, hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập có yêu cầu sẽ gồm:

- Quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện phê duyệt kế hoạch công tác năm của thư viện, trong đó có nhiệm vụ thanh lọc tài nguyên thông tin. Trường hợp đột xuất phải có văn bản của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện;

- Tờ trình đề nghị phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành theo Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL;

- Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành theo Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL.

Và hồ sơ này được lập thành 01 bộ gửi đến cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.

Thanh lọc tài nguyên thông tin

Thanh lọc tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)

Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập được theo quy trình như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 24 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Thủ tục trình và phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện thông báo bằng văn bản cho thư viện để chỉnh sửa, bổ sung.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét, ra quyết định phê duyệt đề án theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.

Theo đó, đề án thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập được theo quy trình như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện thông báo bằng văn bản cho thư viện để chỉnh sửa, bổ sung.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét, ra quyết định phê duyệt đề án theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành theo Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL.

Việc thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Thực hiện thanh lọc tài nguyên thông tin
Việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện được thực hiện như sau:
1. Tiến hành kiểm kê tài nguyên thông tin, đánh dấu những tài nguyên thông tin nằm trong diện đề nghị thanh lọc.
2. Lập danh mục và đề xuất hình thức xử lý tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành theo Thông tư này.
3. Đưa tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc ra khỏi kho để thẩm định.

Như vậy, việc thanh lọc tài nguyên thông tin của thư viện công lập được thực hiện như sau:

- Tiến hành kiểm kê tài nguyên thông tin, đánh dấu những tài nguyên thông tin nằm trong diện đề nghị thanh lọc.

- Lập danh mục và đề xuất hình thức xử lý tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành theo Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL.

- Đưa tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc ra khỏi kho để thẩm định.

Thư viện công lập Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thư viện công lập
Tài nguyên thông tin Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tài nguyên thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài nguyên thông tin mở là gì? Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin, thư viện có phải thực hiện việc thanh lọc tài nguyên thông tin không?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo có bị hạn chế sử dụng trong thư viện hay không?
Pháp luật
Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục là thư viện công lập thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thông báo thành lập thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục là thư viện công lập mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư thì cơ sở vật chất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không gian đọc, phòng đọc cơ sở của thư viện công lập được Nhà nước ưu tiên đầu tư là gì? Khuyến khích thành lập đáp ứng những tiêu chí nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực thư viện thì tài nguyên thông tin là gì? Tài nguyên thông tin nào bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Thư viện công lập có hơn 300.000 bản sách được xem là thư viện có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư hay không?
Pháp luật
Nội dung về tài nguyên thông tin có được thư viện thực hiện truyền thông hay không và tài nguyên thông tin được bảo quản như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thư viện công lập
1,776 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thư viện công lập Tài nguyên thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thư viện công lập Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào