Tài nguyên thông tin mở là gì? Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không?

Em ơi cho anh hỏi: Tài nguyên thông tin mở là gì? Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không? Đây là câu hỏi của anh H.K đến từ Long An.

Tài nguyên thông tin mở là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Tài nguyên thông tin mở là tài nguyên thông tin mà người sử dụng thư viện có thể tiếp cận không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật.

Như vậy, tài nguyên thông tin mở là tài nguyên thông tin mà người sử dụng thư viện có thể tiếp cận không có rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật.

tài nguyên thông tin mở

Tài nguyên thông tin mở là gì? (Hình từ Internet)

Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện
1. Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:
a) Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;
b) Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;
c) Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
d) Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;
e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.
2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;
b) Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;
c) Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
d) Hợp tác quốc tế về thư viện.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về thư viện có vai trò quan trọng được ưu tiên đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo đó, nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:

- Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;

- Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

- Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

- Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

Như vậy, xây dựng tài nguyên thông tin mở là một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập.

Thu thập tài nguyên thông tin mở có nằm trong nội dung phát triển tài nguyên thông tin của thư viện không?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 25 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Xây dựng tài nguyên thông tin
1. Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triển và thanh lọc tài nguyên thông tin.
2. Phát triển tài nguyên thông tin được quy định như sau:
a) Xác định phương thức và nguồn bổ sung tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Luật này;
b) Bổ sung, mua tài nguyên thông tin và quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số;
c) Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, tài nguyên thông tin trực tuyến có giá trị khác;
d) Liên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và nước ngoài; hợp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số;
đ) Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài chuyển giao, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp.
3. Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo đó, thu thập tài nguyên thông tin mở là một trong nội dung phát triển tài nguyên thông tin của thư viện.

Tài nguyên thông tin Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tài nguyên thông tin
Tài nguyên thông tin mở Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tài nguyên thông tin mở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin của thư viện trường tiểu học?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin mở là gì? Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin, thư viện có phải thực hiện việc thanh lọc tài nguyên thông tin không?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo có bị hạn chế sử dụng trong thư viện hay không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực thư viện thì tài nguyên thông tin là gì? Tài nguyên thông tin nào bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Nội dung về tài nguyên thông tin có được thư viện thực hiện truyền thông hay không và tài nguyên thông tin được bảo quản như thế nào?
Pháp luật
Chuyển dạng tài nguyên thông tin có bao nhiêu hình thức và bao gồm những hình thức nào theo quy định?
Pháp luật
Trong việc hợp tác thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin thì các thư viện tham gia nhóm thực hiện phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Các cơ quan nào có quyền lưu giữ những tài nguyên thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện? Các tài nguyên nào thuộc loại thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin thư viện là gì? Việc xây dựng tài nguyên thông tin thư viện gồm những gì và được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kho bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải bảo đảm các yêu cầu nào? Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên thông tin
1,373 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên thông tin Tài nguyên thông tin mở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên thông tin Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên thông tin mở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào