Hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán bao gồm giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán bao gồm những gì?
Theo Điều 180 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán như sau:
Hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
3. Báo cáo kết quả xử lý hợp đồng đã ký với khách hàng theo Mẫu số 70 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Báo cáo tất toán tài khoản tự doanh chứng khoán trong trường hợp rút nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
5. Quyết định chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp công ty chứng khoán rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán bao gồm:
- Giấy đề nghị theo Mẫu số 69 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
- Báo cáo kết quả xử lý hợp đồng đã ký với khách hàng theo Mẫu số 70 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
- Báo cáo tất toán tài khoản tự doanh chứng khoán trong trường hợp rút nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
- Quyết định chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong trường hợp công ty chứng khoán rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Mẫu giấy đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào?
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 72 Luật Chứng khoán 2019 cụ thể như sau:
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Theo quy định trên thì công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
- Môi giới chứng khoán;
- Tự doanh chứng khoán;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Lưu ý: Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Mức vốn tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam là bao nhiêu?
Mức vốn tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam được quy định tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Vốn điều lệ tối thiểu
1. Vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam như sau:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
b) Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
2. Vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 10 tỷ đồng.
3. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng.
4. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.
Theo quy định trên thì vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam như sau:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
- Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?