Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì khi dịch sang tiếng Việt có cần công chứng không?
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì khi dịch sang tiếng Việt có cần công chứng không?
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có những gì?
- Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì khi dịch sang tiếng Việt có cần công chứng không?
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 10 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
3. Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định trên, trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt.
Và bản dịch tiếng Việt này phải được công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì khi dịch sang tiếng Việt có cần công chứng không? (Hình từ Internet)
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có những gì?
Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
...
Như vậy, trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có:
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Lưu ý: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
Tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
2. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
5. Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Cơ quan đăng ký kinh doanh không phải chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?