Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Cơ quan nào có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2010/NĐ-CP thì trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc về các cơ quan, đơn vị sau đây:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình;
(2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng, vùng biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
(3) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng nêu tại mục (2).
Cơ quan nào có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia gồm những gì?
Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 65/2010/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia
...
b) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b và c, khoản 1 điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện cấp Vụ của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.
4. Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm:
a) Mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn;
b) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn;
c) Các dự án phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn;
d) Quy chế quản lý khu bảo tồn;
đ) Các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức bằng văn bản, trước khi trình Thủ tướng quyết định thành lập.
Như vậy, theo quy định, nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia bao gồm:
(1) Mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn;
(2) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn;
(3) Các dự án phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn;
(4) Quy chế quản lý khu bảo tồn;
(5) Các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức bằng văn bản, trước khi trình Thủ tướng quyết định thành lập.
Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định, hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Luật đa dạng sinh học 2008 và các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm;
(2) Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật;
(3) Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn;
(4) Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;
(5) Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?