Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học

Số hiệu: 65/2010/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/06/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 65/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cơ quan, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Điều 3. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

c) Thẩm định dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

d) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì việc thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm về nội dung, tính khả thi của dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Hội đồng thẩm định liên ngành quyết định theo đa số.

Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm 9 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; các thành viên là đại diện cấp Vụ của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế và một số chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

3. Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước gồm có:

a) Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Văn bản của Hội đồng thẩm định liên ngành;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đã được thẩm định;

d) Ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

Điều 4. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, thẩm định và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;

c) Thẩm định dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì việc thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm thẩm định về nội dung, tính khả thi của dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hội đồng thẩm định liên ngành quyết định theo đa số.

Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm 9 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế; đại diện cấp Vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

3. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

a) Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Văn bản của Hội đồng thẩm định liên ngành;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thẩm định;

d) Ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.

Điều 5. Lập, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ

1. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

d) Phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định về sự phù hợp giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

4. Hồ sơ phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ gồm có:

a) Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ;

b) Văn bản thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ đã được thẩm định;

d) Ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của mình sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

1. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, địa phương; quốc phòng, an ninh;

b) Khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước;

c) Cần thiết phải thực hiện các dự án quan trọng quốc gia sau khi đã xem xét các phương án khác nhưng không thể thực hiện được;

d) Các trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt, thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt, thông qua điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Nghị định này.

4. Các nội dung điều chỉnh của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải được công bố công khai.

Điều 7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn

1. Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học.

2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó;

b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

3. Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;

b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

4. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;

b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc tế, quốc gia, địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho vùng sinh thái và hệ sinh thái đại diện cho các hệ sinh thái tự nhiên của địa phương; cảnh quan, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên; các giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Điều 8. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia

1. Trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng, vùng biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a khoản 1 điều này; Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b, c khoản 1 điều này.

3. Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 7 thành viên theo quy định sau đây:

a) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a, khoản 1 điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện cấp Vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học;

b) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b và c, khoản 1 điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện cấp Vụ của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

4. Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm:

a) Mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn;

b) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn;

c) Các dự án phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn;

d) Quy chế quản lý khu bảo tồn;

đ) Các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức bằng văn bản, trước khi trình Thủ tướng quyết định thành lập.

Điều 9. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều này.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn

1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai.

2. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm;

b) Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật;

c) Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn;

d) Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

đ) Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 11. Chuyển tiếp khu bảo tồn đã được thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2012 việc rà soát các khu bảo tồn đã được thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực.

2. Rà soát việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu của khu bảo tồn theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, Nghị định này. Các khu bảo tồn không đáp ứng các tiêu chí chủ yếu thì phải thành lập dự án chuyển đổi.

3. Trách nhiệm lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này.

4. Cơ quan có trách nhiệm lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn quy định tại khoản 3 điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi khu bảo tồn.

Điều 12. Tiêu chí xác định các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục được ưu tiên bảo vệ

1. Loài động vật, thực vật hoang dã; giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi chung loài được ưu tiên bảo vệ) là loài đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Đang bị đe dọa tuyệt chủng;

b) Đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa –lịch sử.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các loài có giá trị đặc biệt về khoa học, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa – lịch sử.

Điều 13. Chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ

1. Việc điều tra, kiểm kê và đánh giá tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) điều tra, kiểm kê số lượng và đánh giá tình trạng nơi sinh sống định kỳ 5 năm một lần đối với loài được ưu tiên bảo vệ để có kế hoạch bảo vệ phù hợp;

b) Khoanh vùng lập dự án thành lập khu bảo tồn đối với nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Việc lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó;

b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật 5 năm một lần theo số liệu điều tra trên thực tế;

c) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ được lập thành 03 bộ để lưu ở cơ quan trực tiếp được giao bảo tồn loài đó, Bộ quản lý loài đó và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Việc bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó;

b) Loài được ưu tiên bảo vệ mất nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa thì được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Mẫu vật di truyền của các loài được ưu tiên bảo vệ phải được lưu giữ lâu dài phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm, chế độ bảo tồn, lập, phê duyệt và thực hiện chương trình bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ.

Điều 14. Trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ các loài động vật, thực vật thuộc hệ sinh thái rừng trên cạn;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ các loài thuộc hệ sinh thái biển, đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các hệ sinh thái hỗn hợp khác không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 1 điều này có trách nhiệm thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến tổ chức, cá nhân đề xuất. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thì gửi kết quả thẩm định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và ý kiến thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ.

Điều 15. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc đưa loài được ưu tiên bảo vệ từ môi trường tự nhiên về nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả từ cơ sở cứu hộ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

2. Trình tự, thủ tục đề nghị đưa loài được ưu tiên bảo vệ từ môi trường tự nhiên về nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả từ cơ sở cứu hộ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng được quy định như sau:

a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lập dự án nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 điều này;

b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét dự án, tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ để chấp thuận việc cho phép nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định việc lập dự án nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện, trình tự, thủ tục bàn giao loài được ưu tiên bảo vệ cho cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, tái thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

Điều 16. Điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ

1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được cấp giấy chứng nhận được nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Việc thành lập cơ sở cứu hộ các loài hoang dã phải đáp ứng yêu cầu cứu hộ đối với các loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Nguồn gen, mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ phải được lưu giữ lâu dài trong các phòng thí nghiệm và các ngân hàng gen.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc cứu hộ các loài hoang dã; việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ.

Điều 17. Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải có văn bản đề nghị thành lập gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động;

c) Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực mà không đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 42 của Luật Đa dạng sinh học, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải bổ sung đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận trước 31 tháng 12 năm 2012.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký có nội dung chủ yếu của dự án thành lập, mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Điều 18. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Đa dạng sinh học để được cấp phép tiếp cận nguồn gen.

2. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải đăng ký bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn gen;

b) Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. Văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen;

c) Gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 điều này cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài được ưu tiên bảo vệ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại điểm a, b khoản này có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép tiếp cận nguồn gen và nêu rõ lý do;

d) Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi điều tra, thu thập mẫu vật di truyền, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen là đối tượng tiếp cận.

Giấy phép tiếp cận nguồn gen do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 19. Quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen

1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên có liên quan thông qua các hình thức sau đây:

a) Chia sẻ kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm thương mại của nguồn gen;

b) Hợp tác nghiên cứu và phát triển nguồn gen; thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan đến nguồn gen;

c) Chuyển giao công nghệ phát triển nguồn gen cho bên cung cấp nguồn gen;

d) Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen;

đ) Đóng góp phát triển kinh tế địa phương, phát triển các công trình công cộng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo;

e) Các hình thức chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật;

g) Các hình thức khác theo văn bản thỏa thuận và quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen;

h) Quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Tổng lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác định thông qua quá trình cấp giấy phép, thỏa thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu được quy đổi thành tiền.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý.

Điều 20. Cung cấp, chia sẻ và công khai thông tin về nguồn gen

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở dữ liệu hoặc thông tin về nguồn gen có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen.

2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chia sẻ các thông tin về nguồn gen phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc các thông tin về nguồn gen do cơ quan nhà nước quản lý phải được công khai để nhân dân được biết, trừ các thông tin bí mật nhà nước.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công khai cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen trên trang thông tin điện tử của Bộ để tổ chức, cá nhân được tiếp cận thông tin.

Điều 21. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2010.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 65/2010/ND-CP

Hanoi, June 11, 2010

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE BIODIVERSITY LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 13, 2008 Biodiversity Law;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Article 1. Scope of regulation

This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Biodiversity Law regarding biodiversity conservation planning, conservation zones, conservation and sustainable development of organisms and conservation and sustainable development of genetic resources.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Order and procedures for elaborating and approving a national master plan on biodiversity conservation

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, concerned ministries and ministerial-level agencies, and People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees) in. elaborating, appraising and submitting to the Prime Minister for approval a national master plan on biodiversity conservation according to the following order and procedures:

a/ Surveying to identify biodiversity conservation needs and elaborating a national master plan on biodiversity conservation:

b/ Collecting opinions of concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees;

c/ Appraising the national master plan on biodiversity conservation;

d/ Submitting the national master plan on biodiversity conservation to the Prime Minister for approval.

2. The Minister of Natural Resources and Environment shall set up an intersectoral appraisal council and assume the prime responsibility for the appraisal. The council shall take responsibility for the contents and feasibility of the national master plan on biodiversity conservation.

The intersectoral appraisal council shall make decisions by majority vote.

The intersectoral appraisal council is composed of 9 members, including the chairman being a leader of the Ministry of Natural Resources and Environment, and members being department-level representatives of the Ministries of Planning and Investment; Natural Resources and Environment; Agriculture and Rural Development; Science and Technology; Culture, Sports and Tourism; and Health, and a number of biodiversity specialists.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ National master plan on biodiversity conservation;

b/ Report of the intersectoral appraisal council;

c/ Appraised strategic environmental assessment report on the national master plan on biodiversity conservation;

d/ Written opinions of concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees.

Article 4. Order and procedures for elaborating, appraising and approving master plans on biodiversity conservation of provinces and centrally run cities

1. Provincial-level People's Committees shall elaborate, appraise and submit to provincial-level People's Councils for approval their local master plans on biodiversity conservation according to the following order and procedures:

a/ Surveying to identify biodiversity conservation needs and elaborating master plans on biodiversity conservation of provinces or centrally run cities;

b/ Collecting opinions of concerned departments, divisions, sectors and district-level People's Committees;

c/ Appraising master plans on biodiversity conservation of provinces or centrally run cities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall set up intersectoral appraisal councils and assume the prime responsibility for the appraisal. Intersectoral appraisal councils shall appraise the contents and feasibility of master plans on biodiversity conservation of provinces or centrally run cities.

Intersectoral appraisal councils shall make decisions by majority vote.

An intersectoral appraisal council is composed of 9 members, including the chairman being a leader of the provincial-level People's Committee, and members being leaders of provincial-level Departments of Planning and Investment; Natural Resources and Environment; Agriculture and Rural Development; Science and Technology; Culture, Sports and Tourism; and Health, a department-level representative of the Ministry of Natural Resources and Environment, and biodiversity specialists.

3. A dossier to be submitted to a provincial-level People's Council for approval of the master plan on biodiversity conservation of a province or centrally run city comprises:

a/ Master plan on biodiversity conservation of a province or centrally run city;

b/ Report of the intersectoral appraisal council;

c/ Appraised strategic environmental assessment report on the master plan on biodiversity conservation of a province or centrally run city;

d/ Written opinions of concerned departments, divisions, sectors and district-level People's Committees.

Article 5. Elaboration and approval of master plans on biodiversity conservation of ministries or ministerial-level agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The order and procedures for elaborating, appraising and approving master plans on biodiversity conservation of ministries or ministerial-level agencies are provided as follows:

a/ Surveying to identify biodiversity conservation needs and elaborating master plans on biodiversity conservation under the management of ministries or ministerial-level agencies;

b/ Collecting opinions of concerned organizations and individuals;

c/ Requesting the Ministry of Natural Resources and Environment to appraise master plans on biodiversity conservation;

d/ Approving master plans on biodiversity conservation.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall evaluate the conformity of master plans on biodiversity conservation of ministries or ministerial-level agencies with the national master plan on biodiversity conservation.

4. A dossier to be submitted for approval of a master plan on biodiversity conservation of a ministry or ministerial-level agency comprises:

a/ Master plan on biodiversity conservation of a ministry or ministerial-level agency:

b/ Appraisal report of the Ministry of Natural Resources and Environment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Written opinions of concerned organizations and individuals.

5. Ministries and ministerial-level agencies performing the state management of biodiversity conservation shall approve their master plans on biodiversity conservation after these master plans are appraised by the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 6. Order and procedures for adjusting a master plan on biodiversity conservation

1. A master plan on biodiversity conservation shall be adjusted when:

a/ Adjustment of socio-economic development objectives of the country, sectors or localities is required; due to defense and security requirements;

b/ The national land use or socio-economic development master plan is adjusted:

c/ National important projects need to be implemented after other options have been considered but cannot be implemented;

d/ In other special cases under decisions of the Prime Minister or chairpersons of provincial-level People's Committees.

2. The agencies which elaborate, appraise, approve and pass master plans on biodiversity conservation shall elaborate, appraise, approve and pass adjusted master plans on biodiversity conservation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Adjustments to master plans on biodiversity conservation shall be publicized.

Article 7. Criteria for classifying conservation zones

1. National-level nature reserves, wildlife reserves and landscape conservation zones are conservation zones meeting the principal criteria specified in Article 17; Clause 2, Article 18; Clause 2, Article 19; and Clause 2, Article 20 of the Biodiversity Law.

2. Provincial-level nature reserves are conservation zones meeting the following principal criteria:

a/ Possessing a natural ecosystem which is important for. or specific to or representative of ecosystems of, the locality;

b/ Having special ecological and environmental values for scientific research, education, tourism and convalescence.

3. Provincial-level wildlife reserves are conservation zones meeting the following principal criteria:

a/ Being a permanent or seasonal habitat of wild species on the list of species banned from exploitation in the nature, or a place for breeding or shelter of migratory species;

b/ Having special ecological and environmental values for scientific research, education, tourism and convalescence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Having landscape and unique natural beauty, but failing to meet criteria of national-level landscape conservation zones;

b/ Having special ecological and environmental values for scientific research, education, tourism and convalescence.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in. promulgating a joint circular specifically guiding the determination of natural ecosystems which are internationally, nationally and locally important; specific to or representative of natural ecosystems of localities; landscape, unique natural beauty; and special ecological and environmental values for scientific research, education, tourism and convalescence.

Article 8. Responsibilities for formulating and appraising national-level conservation zone establishment projects

1. Responsibilities for formulating national-level conservation zone establishment projects are provided as follows:

a/ Provincial-level People's Committees shall formulate projects to establish national-level conservation zones located within the localities under their management;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned provincial-level People's Committees in, formulating projects to establish national-level conservation zones in special-use forests or sea areas located in 2 or more provinces and/or centrally run cities;

c/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned provincial-level People's Committees in, formulating projects to establish national-level conservation zones in wetland, limestone mountains and unused land areas and areas with mixed ecosystems located in 2 or more provinces and/or centrally run cities other than those specified at Point b of this Clause.

2. Provincial-level People's Committees shall set up intersectoral councils to appraise conservation zone establishment projects specified at Point a. Clause 1 of this Article. The Ministry of Natural Resources and Environment shall set up intersectoral councils to appraise conservation zone establishment projects specified at Points b and c. Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A council appraising conservation zone establishment projects specified at Point a, Clause 1 of this Article is composed of the chairman being a leader of the provincial-level People's Committee, and members being leaders of provincial-level Departments of Planning and Investment; Natural Resources and Environment; Agriculture and Rural Development; Science and Technology; and Culture. Sports and Tourism; a department-level representative of the Ministry of Natural Resources and Environment, and biodiversity specialists;

b/ A council appraising conservation zone establishment projects specified at Points b and c. Clause 1 of this Article is composed of the chairman being a leader of the Ministry of Natural Resources and Environment, and members being department-level representatives of the Ministries of Natural Resources and Environment; Agriculture and Rural Development; Science and Technology; and Culture, Sports and Tourism, representatives of provincial-level People's Committees of the localities where national-level conservation zones will be established, and biodiversity specialists.

4. Appraisal of a conservation zone establishment project covers:

a/ Level of satisfaction of criteria for the establishment of the conservation zone;

b/Geographical location, boundaries and area of the conservation zone and its functional sections and buffer zone;

c/ Projects to restore natural ecosystems in the conservation zone;

d/ Regulation on conservation zone management;

e/ Other contents as requested by the project appraising agency.

5. Provincial-level People's Committees shall submit dossiers of projects to establish national- level conservation zones located within the localities under their management to the Ministry of Natural Resources and Environment for written official comment before submitting them to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provincial-level People's Committees shall manage conservation zones located within the localities under their management.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage national-level conservation zones in terrestrial special-use forests and seas areas located in 2 or more provinces and/or centrally run cities.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall manage national-level conservation zones in wetland, limestone mountain and unused land areas and areas with mixed ecosystems located in 2 or more provinces and/or centrally run cities other than those specified in Clause 2 of this Article.

Article 10. Rights and responsibilities of households and individuals lawfully living in conservation zones

1. Households and individuals lawfully living in conservation zones are those having the lawful rights to use residential land under the Land Law.

2. Households and individuals lawfully living in conservation zones have the rights and obligations specified in Article 30 of the Biodiversity Law and the following rights and obligations:

a/ To receive priority in exploiting land, water surface and forests for agricultural cultivation, aquaculture and other purposes not prohibited by law;

b/ To receive priority in formulating projects to exploit conservation zones for eco-tourism and other services not in contravention of law;

c/ To receive priority in employment in and management of conservation zones;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ To protect forests under the law on forest protection and development.

Article 11. Transformation of conservation zones established before the effective date of the Biodiversity Law

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, completing before December 31. 2012. the review of conservation zones established before the effective date of the Biodiversity Law.

2. To check the satisfaction of principal criteria of conservation zones under the Biodiversity Law and this Decree. To formulate projects to transform conservation zones which fail to meet principal criteria.

3. Responsibilities for formulating projects to transform conservation zones are provided as follows:

a/ Provincial-level People's Committees shall conduct surveys on, and evaluate and formulate projects to transform, conservation zones located within the localities under their management;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall conduct surveys on, and evaluate and formulate projects to transform, national-level conservation zones in terrestrial special-use forests and sea areas located in 2 or more provinces and/or centrally run cities;

c/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall conduct surveys on, and evaluate and formulate projects to transform national-level conservation zones in wetland, limestone mountain and unused land areas and areas with mixed ecosystems located in 2 or more provinces and/or centrally run cities other than those specified at Point b of this Clause.

4. The agencies responsible for formulating projects to transform conservation zones specified in Clause 3 of this Article shall propose the Prime Minister to decide on the transformation of conservation zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Wild animal and plant species; plant varieties, livestock breeds, microorganisms and fungi on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection (below collectively referred to as species prioritized for protection) are those meeting the following criteria:

a/ Being in danger of extinction;

b/ Being endemic or having special scientific, ecological, landscape, environmental or cultural-historical values.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, promulgating a joint circular specifically guiding the determination of species having special scientific, ecological, landscape, environmental and cultural-historical values.

Article 13. Regime of management and protection of species prioritized for protection

1. The examination, inventory and evaluation of the status of species prioritized for protection are provided as follows:

a/ Once every five years, to survey, check the quantity and evaluate the habitat of species prioritized for protection to adopt appropriate protection plans;

b/ To zone off and formulate projects to establish conservation zones for permanent or seasonal natural habitat of species prioritized for protection.

2. Compilation of dossiers of species prioritized for protection is provided as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To update dossiers of species prioritized for protection once every five years based on actual survey statistics;

c/ To make 3 sets of a dossier of species prioritized for protection for filing at the agency directly conserving the species, the Ministry managing the species and the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. Conservation of species prioritized for protection is provided as follows:

a/ Conservation of each species prioritized for protection shall be conducted under a separate conservation program and assigned to a key agency;

b/ Species prioritized for protection which lose their permanent or seasonal natural habitat shall be raised in biodiversity conservation facilities;

c/ Genetic specimens of species prioritized for protection shall be preserved permanently for biodiversity conservation purpose.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in. promulgating a joint circular guiding the responsibilities for and regime of conservation, and formulation, approval and implementation of programs to conserve, species prioritized for protection.

Article 14. Order and procedures for evaluating dossiers of request for inclusion in or exclusion from the list of species prioritized for protection

1. Responsibilities for evaluating dossiers of request for inclusion in or exclusion from the list of species prioritized for protection are provided as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall evaluate dossiers of request for inclusion in or exclusion from the list of species prioritized for protection for species of the marine, wetland, limestone mountain, unused land and other mixed ecosystems other than those specified at Point a of this Clause.

2. With 60 days after receiving a valid dossier, the agency specified in Clause 1 of this Article shall evaluate the dossier and send its evaluation results to the applicant. When the dossier is evaluated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, evaluation results shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. With 45 days after receiving a dossier and evaluation results, the Ministry of Natural Resources and Environment shall make a summary and propose the Prime Minister to include a species in or exclude a species from the list of species prioritized for protection.

Article 15. Competence, order and procedures for introducing species prioritized for protection into biodiversity conservation facilities and releasing them into their natural habitats

1. Provincial-level People's Committees shall approve the introduction of species prioritized for protection from their natural habitats to biodiversity conservation facilities for raising or culture and releasing them from rescue centers into their natural habitats.

2. The order and procedures for introducing species prioritized for protection from their natural habitat to biodiversity conservation facilities for raising or culture and releasing them from rescue centers into their natural habitats are provided as follows:

a/ The owner of a biodiversity conservation facility shall formulate a project to raise a species prioritized for protection in his/her/its facility or release a species prioritized for protection into its natural habitat and submit it to a competent agency specified in Clause 1 of this Article;

b/ Within 60 days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level People's Committee shall consider the project and the status of the species prioritized for protection and approve its raising at a biodiversity conservation facility or its release into the natural habitat.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in. promulgating a joint circular on the formulation of projects to raise species prioritized for protection at biodiversity conservation facilities and release species prioritized for protection into their natural habitats; conditions, order and procedures for handover of species prioritized for protection to biodiversity conservation facilities and release of species prioritized for protection into their natural habitats.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Biodiversity conservation facilities may obtain certificates of raising and culture of species prioritized for protection.

2. The establishment of wildlife rescue centers must meet requirements on rescue of species prioritized for protection.

3. Genetic resources and specimens of species prioritized for protection shall be preserved permanently in laboratories and gene banks.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, promulgating a joint circular specifically guiding the rescue of wild species; and permanent preservation of genetic resources and specimens of species prioritized for protection.

Article 17. Registration of establishment, grant and withdrawal of biodiversity conservation facility certificates

1. An organization or individual wishing to establish a biodiversity conservation facility shall submit a written request to the provincial-level People's Committee of the locality where the biodiversity conservation facility will be established.

2. A dossier of application for establishment of a biodiversity conservation facility complies with Clause 3. Article 42 of the Biodiversity Law.

3. Within 60 days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level People's Committee shall consider the dossier and grant a biodiversity conservation facility certificate. In case of refusal, it shall issue a notice to the applicant clearly stating the reason.

4. A provincial-level People's Committee shall withdraw a biodiversity conservation facility certificate when:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Within 12 months after obtaining its certificate, the biodiversity conservation facility does not operate;

c/ It commits illegal acts in the conservation and sustainable development of biodiversity;

d/ In other cases provided by law.

5. Biodiversity conservation facilities established before the effective date of the Biodiversity Law which fail to satisfy the conditions specified in Clause 2, Article 42 of the Biodiversity Law shall additionally meet those conditions to obtain a certificate before December 31, 2012.

6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide the form of application. which contains major contents of a project to establish a biodiversity conservation facility, and the form of biodiversity conservation facility certificate.

Article 18. Order and procedures for access to genetic resources and grant of licenses for access to genetic resources

1. An organization or individual wishing to access genetic resources shall carry out the procedures specified in Clauses 1,2 and 3. Article 57 of the Biodiversity Law to obtain a license for access to genetic resources.

2. The order and procedures for access to genetic resources are provided as follows:

a/ An organization or individual wishing to access genetic resources shall register such access in writing with the provincial-level People's Committee of the locality which has genetic resources;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The applicant shall submit a dossier of application for a license for access to genetic resources to the competent agency specified in Clause 3 of this Article.

3. Licenses for access to genetic resources are provided as follows:

a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall grant licenses for access to genetic resources for species prioritized for protection;

b/ Provincial-level People's Committees shall grant license for access to genetic resources for cases other than those provided at Point a of this Clause;

c/ Within 45 days after receiving a complete and valid dossier, the agency specified at Point a or b of this Clause shall consider the dossier and grant a license for access to genetic resources. In case of refusal, it shall issue a notice to the applicant clearly stating the reason;

d/ The license for access to genetic resources shall be sent to the communal-level People's Committee of the locality where genetic specimens are surveyed and collected and the organization or individual assigned to manage genetic resources to be accessed.

Licenses for access to genetic resources granted by provincial-level People's Committees shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 19. Management and sharing of benefits gained from access to genetic resources

1. Benefits gained from access to genetic resources shall be shared to involved parties in the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Cooperating in research and development of genetic resources; and scientific and technical information on genetic resources;

c/ Transferring genetic resource development technologies to genetic resource suppliers;

d/ Training in and raising the capacity of genetic resource research and development;

e/ Making contributions to local economic development and development of public works

and supporting poverty reduction;

f/ Sharing in cash or in kind;

g/ Other forms under written agreements and licenses for access to genetic resources;

h/ Intellectual property rights to creations resulted from access to genetic resources under the law on intellectual property.

2. Total benefits gained from access to genetic resources to be shared among involved parties shall be determined in the course of licensing and under agreement between involved parties but must not be lower than 30% of total benefits converted into money.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Provision, sharing and publicity of information on genetic resources

1. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees which have databases or information on genetic resources shall provide them to the Ministry of Natural Resources and Environment for establishment and uniform management of a national database on genetic resources.

2. The State encourages concerned agencies, organizations and individuals to share information on genetic resources for socio­economic development.

3. The national database or information on genetic resources managed by state agencies shall be made public, except state secrets.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall publicize the national database on genetic resources on its website for public access.

Article 21. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on July 30, 2010.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.-

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


39.219

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.192.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!