Hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập chuyển đến làm lãnh đạo một trường công lập khác có mức lương thấp hơn thì được trả lương như thế nào?
- Hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập có phải là viên chức quản lý không?
- Hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập chuyển đến làm lãnh đạo một trường công lập khác có mức lương thấp hơn thì được trả lương như thế nào?
- Để được trở thành hiệu trưởng trường trung học cơ sở cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập có phải là viên chức quản lý không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 và điểm a Khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 giải thích từ ngữ “viên chức quản lý” như sau:
“1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý”
Như vậy hiệu trưởng trường trung học cơ sở được xem là viên chức quản lý.
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập chuyển đến làm lãnh đạo một trường công lập khác có mức lương thấp hơn thì được trả lương như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
...
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
c) Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.”
Như vậy, khi bạn luân chuyển đến giữ chức vụ lãnh đạo mới có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì bạn sẽ được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Bên cạnh đó nếu công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì bạn vẫn được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
Để được trở thành hiệu trưởng trường trung học cơ sở cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Để được trở thành hiệu trưởng trường trung học cơ sở cần đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại Điều 4 đến Điều 8 Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT như sau:
- Phẩm chất nghề nghiệp;
- Quản trị nhà trường;
- Xây dựng môi trường giáo dục;
- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội;
- Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Trên đây là những tiêu chuẩn mà hiệu trưởng trường trung học cơ sở cần đáp ứng. Bạn có thể tham khảo cụ thể chi tiết về từng tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?