Hiện nay quy định về chi phí trong hợp đồng đào tạo là ngoại tệ có được chấp nhận hay không? Các trường hợp nào được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam?

Công ty tôi có làm hợp đồng đào tạo cam kết sau khi được đi đào tạo tai đức về sẽ cam kết làm việc tại công ty 3 năm. bản hợp đồng được lập theo 2 ngôn ngữ Việt Trung. Nhưng chi phí đào tạo dự kiến ghi trong hợp đồng lại sử dụng đơn vị tiền tệ là usd. việc sử dụng đơn vị tiền tệ là usd như vậy có đúng quy định pháp luật không

Chi phí trong hợp đồng đào tạo là ngoại tệ có được chấp nhận hay không?

Căn cứ Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 như sau:

"Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."

Về mặt quy định, thì mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều phải sử dụng VND (trừ các trường hợp loại trừ theo quy định), và với hợp đồng như chị nêu thì có vẻ như đã vi phạm quy định - đặc biệt là nếu công ty chị sử dụng thông tin này (trị giá theo ngoại tệ) để yêu cầu người lao động bồi thường.

Chi phí đào tạo có được sử dụng ngoại tệ?

Chi phí đào tạo có được sử dụng ngoại tệ?

Các trường hợp nào được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được phép sử dụng ngoại tệ như sau:

- Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật.

- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.

- Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định sau:

+ Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;

+ Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu.

- Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.

+ Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.

- Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:

+ Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

+ Trường hợp phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.

- Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa. Ngoại tệ sử dụng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế.

- Người cư trú là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

- Người cư trú là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên thực hiện theo quy định sau:

+ Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;

+ Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly tại sân bay quốc tế;

+ Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.

- Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:

+ Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;

+ Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.

- Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.

- Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.

- Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Như vậy theo quy định trên bạn thấy rằng chỉ trừ các trường hợp này là được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam thôi bạn nhé.

Có hạn chế gì khi sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Như vậy, theo quy định vẫn có hạn chế và vẫn có trường hợp được phép bạn nhé.

Thanh toán bằng ngoại tệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được thanh toán bằng ngoại tệ tại Việt Nam hay không? Hợp đồng thỏa thuận giá trị và điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ được không?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng khác không?
Pháp luật
Hướng dẫn thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định mới nhất?
Pháp luật
Lệnh thanh toán ngoại tệ trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải sử dụng dịch vụ nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể lập bảng báo giá ngoại hối để báo giá cho một doanh nghiệp khác trong nước không? Doanh nghiệp vi phạm trong việc lập bảng báo giá ngoại hối cho đối tác thì bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Có được lập hợp đồng cho thuê đất với hình thức thanh toán bằng ngoại tệ hay không? Việc cho thuê đất với hình thức thanh toán bằng ngoại tệ có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có được thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam không? Cá nhân vi phạm về thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam có được thanh toán bằng ngoại tệ cho công ty nước ngoài không? Ngôn ngữ trên hợp đồng phải được thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể thanh toán bằng ngoại tệ cho một bên trung gian để bên trung gian thanh toán cho doanh nghiệp ở nước ngoài không?
Pháp luật
Chưa có tài khoản thanh toán ngoại tệ nhưng muốn tham gia thanh toán bằng ngoại tệ trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh toán bằng ngoại tệ
1,896 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh toán bằng ngoại tệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh toán bằng ngoại tệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào