Doanh nghiệp có thể lập bảng báo giá ngoại hối để báo giá cho một doanh nghiệp khác trong nước không? Doanh nghiệp vi phạm trong việc lập bảng báo giá ngoại hối cho đối tác thì bị xử phạt ra sao?
Doanh nghiệp có thể lập bảng báo giá bằng ngoại tệ để báo giá cho một doanh nghiệp khác trong nước không?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
"Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
...
16. Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:
a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú."
Theo đó, việc báo giá, định giá bằng ngoại hối chỉ áp dụng khi chị báo giá cho công ty nước ngoài, còn chị lập bảng báo giá cho công ty trong nước thì phải áp dụng theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Ngoại tệ
Doanh nghiệp có được phép lập hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về đồng tiền ghi trên hóa đơn như sau:
Điều 16. Lập hóa đơn
...
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
...
e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này."
Khi lập hóa đơn doanh nghiệp ghi tổng số tiền thanh toán bằng ngoại tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt và tỷ giá trên hóa đơn theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản theo hướng dẫn.
Từ ngày 01/07/2022 trở đi sẽ chuyển qua áp dụng có căn cứ tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn như sau:
"Điều 10. Nội dung của hóa đơn
...
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
...
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam."
Doanh nghiệp vi phạm trong việc lập bảng báo giá ngoại hối cho đối tác thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối như sau:
"Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
..."
Như vậy, khi doanh nghiệp lập bảng báo giá ngoại hối cho một doanh nghiệp khác trong nước thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng cho hành vi vi phạm về hoạt động ngoại hối đối với cá nhân và 60.000.0000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?