Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?

Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay, uy hiếp đến an toàn bay? Tàu bay đang bay trong vùng trời Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào? Nội dung phối hợp, hiệp đồng xử lý tàu bay vi phạm sau khi hạ cánh tại cảng hàng không sân bay được quy định như thế nào?

Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay, uy hiếp đến an toàn bay?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 139/2024/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là tàu bay bay vào vùng trời Việt Nam khi chưa được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép.
2. Tàu bay vi phạm phép bay là tàu bay đã được cấp phép bay đang bay trong vùng trời Việt Nam nhưng vi phạm nội dung phép bay (vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, quy tắc bay; bay không đúng các dữ liệu về thời gian, độ cao, khu vực ghi trong phép bay).
3. Tàu bay vi phạm quy tắc bay là tàu bay không tuân theo một trong các quy tắc sau: Quy tắc bay tổng quát và Quy tắc bay bằng mắt, hoặc Quy tắc bay bằng thiết bị và các quy định của Quy tắc bay về bay, quản lý và điều hành bay trong vùng trời Việt Nam.
4. Can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay, uy hiếp đến an toàn bay là vi phạm một hoặc các hành vi sau:
a) Chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
c) Bắt giữ con tin trong tàu bay;
d) Đưa, sử dụng vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay trái pháp luật, bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ, vũ khí hủy diệt hàng loạt, các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm, được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người và an toàn của chuyến bay.
5. Bay chặn là hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp cận tàu bay vi phạm ở vị trí phù hợp và phát đi các ký, tín hiệu nhằm ngăn chặn không cho tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam.
...

Như vậy, hành vi được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay, uy hiếp đến an toàn bay bao gồm một hoặc các hành vi sau:

(1) Chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay đang bay;

(2) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;

(3) Bắt giữ con tin trong tàu bay;

(4) Đưa, sử dụng vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay trái pháp luật bao gồm

- Vũ khí, đạn dược

- Chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ

- Vũ khí hủy diệt hàng loạt

- Các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm, được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người và an toàn của chuyến bay.

Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?

Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Tàu bay đang bay trong vùng trời Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 139/2024/NĐ-CP về trường hợp tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay như sau:

Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay
Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Tàu bay đang bay trong vùng trời Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp.
2. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.

Như vậy, trường hợp tàu bay đang bay trong vùng trời Việt Nam mà bị can thiệp bất hợp pháp thì sẽ bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay.

Nội dung phối hợp, hiệp đồng xử lý tàu bay vi phạm sau khi hạ cánh tại cảng hàng không sân bay được quy định như thế nào?

Nội dung phối hợp, hiệp đồng xử lý tàu bay vi phạm sau khi hạ cánh tại cảng hàng không sân bay được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 139/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Hiệp đồng chỉ huy, điều hành xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh do Quân chủng Phòng không - Không quân chủ trì hiệp đồng với cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng trong điều hành tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam;

(2) Hiệp đồng xử lý tàu bay vi phạm sau khi hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay

- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cảng hàng không, sân bay chủ trì, chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp triển khai xử lý tàu bay vi phạm hạ cánh theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn;

- Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, hiệp đồng phối hợp với lực lượng quân đội, công an, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không tham gia xử lý tàu bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;

- Đơn vị không quân đóng quân tại sân bay quân sự được chỉ định bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan xử lý khi tàu bay vi phạm hạ cánh.

Lưu ý: Nghị định 139/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/12/2024.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấp lại thẻ an ninh hàng không dài hạn có cần Phiếu lý lịch tư pháp hay không? Trách nhiệm của cơ quan cấp thẻ an ninh hàng không dài hạn là gì?
Pháp luật
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh là gì? Tàu bay bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào? Thể thức bay ép tàu bay vi phạm ra sao?
Pháp luật
Pin dự phòng bao nhiêu mAh thì được mang lên máy bay? Quy chuẩn của pin lithium có áp dụng đối với pin dự phòng không?
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
252 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào