Hành vi mua bán trái phép thông tin của 1000 tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là gì? Khoản lợi bất chính thu được từ mua bán thông tin tài khoản ngân hàng có phải nộp lại khi bị xử phạt hành chính không?
- Hành vi mua bán trái phép thông tin của 1000 tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng có được đương nhiên xoá án tích không?
Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là gì? Khoản lợi bất chính thu được từ mua bán thông tin tài khoản ngân hàng có phải nộp lại khi bị xử phạt hành chính không?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là việc các bên thu thập, thỏa thuận trao đổi thông tin với nhau, theo đó bên bán cung cấp thông tin số tài khoản mà mình có được, thu được từ nhiều nguồn cho bên mua và được thanh toán bằng tiền hay hiện vật khác nhằm thu lợi bất chính hoặc các mục đích khác trái pháp luật.
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP và khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
.....
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
10.Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
…
Như vậy, hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo các mức nêu trên.
Đồng thời, người nào thu lợi bất chính từ việc mua bán trái phép thông tin từ tài khoản ngân hàng thì buộc phải nộp lại vào ngân sách nhà nước số lợi bất chính có được từ những hành vi này.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).
Hành vi mua bán trái phép thông tin của 1000 tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet).
Hành vi mua bán trái phép thông tin của 1000 tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng như sau:
Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với hành vì mua bán trái phép thông tin từ 1000 tài khoản ngân hàng của người khác có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi, người mua bán trái phép thông tin từ 1000 tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng có được đương nhiên xoá án tích không?
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng không thuộc các tội được quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sư 2015.
Do đó, khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 thì được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?