Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh?
Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211?
Theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Đơn vị hành chính
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
Tiêu chuẩn của tỉnh
1. Quy mô dân số:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.
Như vậy, diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
- Quy mô dân số:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.
Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh? (hình từ internet)
Đơn vị hành chính cấp tỉnh có bao nhiêu loại?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Theo đó, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
Như vậy, đơn vị hành chính cấp tỉnh được phân loại như sau:
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt gồm: Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I;
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II;
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại III.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh?
Theo Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 245 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
Như vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất? Quy định chung về thiết kế xây dựng ra sao?
- Quà tặng ý nghĩa cho bác sĩ ngày 27 2? 10+ câu chúc vui vẻ, hài hước dành tặng bác sĩ nhân ngày 27 2? Ngày 27 2 có phải là ngày lễ lớn?
- Phát biểu khai mạc ngày hội Thiếu nhi vui khỏe Tiếp bước lên Đoàn 2025? Phát biểu khai mạc ngày hội Thiếu nhi vui khỏe 2025?
- Mẫu Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết? Viết được đoạn văn ngắn là yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học đối với lớp mấy?
- Theo quy định thuốc cổ truyền phải áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo dược điển Việt Nam đúng không?