Tôi muốn biết bí mật nhà nước có thể được chuyển giao, đặc biệt là cho cá nhân, tổ chức nước ngoài hay không? Nếu được, trường hợp nào có thể chuyển giao bí mật nhà nước cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài ? Bí mật nhà nước được bảo vệ dựa trên nguyên tắc nào?
Tôi nghĩ bí mật nhà nước chỉ bao gồm những thông tin liên quan đến nhà nước, chính trị, pháp luật thôi. Nhưng nay nghe nói những thông tin về văn hóa, thể thao, truyền thông, xã hội cũng thuộc phạm vi bí mật nhà nước? Vậy cụ thể là những thông tin nào mới thuộc phạm vi này? Để biết bí mật nào được xem là bí mật nhà nước, tôi nghĩ cần phải lập danh mục cụ thể. Vậy ai là người lập danh mục này?
Theo tôi được biết, những tài liệu chứa bí mật Nhà nước được bảo mật vô cùng cẩn thận, chỉ những người có thẩm quyền mới có thể sao, chụp trong những trường hợp cần thiết. Vậy những đối tượng đó cụ thể là ai? Có thể ủy quyền cho người khác sao, chụp tài liệu chứa bí mật của Nhà nước hay không?
Ông T là viên chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK) từ tháng 11/2011. Nay, địa phương nơi ông công tác đã ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hỏi, ông có được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không?
Tôi muốn biết đối với những tình huống khẩn cấp cần sự chỉ đạo của Nhà nước như để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra cho đồng bào miền Trung, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn không? Nếu được, hồ sơ, trình tự trình thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?
Cho mình hỏi công chức xã hiện đang công tác ở vùng thuận lợi nhưng sắp tới thì vùng đó đc công nhận là vùng đặc biệt khó khăn, vậy mức hưởng trợ cấp lần đầu theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP sẽ hưởng ở thời điểm vùng đó được công nhận là vùng khó khăn, hay khi nào chuyển công tác đến vùng khó khăn thì lúc đấy mới hưởng?
Là một sinh viên luật, tôi có một số thắc mắc đối với văn bản hợp nhất và hoạt động hợp nhất văn bản như sau. Việc hợp nhất văn bản thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, có bao gồm các đại biểu quốc hội hay không? Hoạt động hợp nhất văn bản được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Sau khi hợp nhất văn bản, việc đăng tải văn bản hợp nhất được quy định ra sao? Trường hợp có sai sót trong văn bản hợp nhất thì ai sẽ xử lý?
Tôi là viên chức đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm 6 tháng. Xin hỏi, trường hợp tôi có nhận được “trợ cấp một lần theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” khi địa bàn nơi tôi công tác được đưa ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hay không?
Sắp tới tôi sẽ được nhận công việc văn thư trong cơ quan nhà nước nên có một số thắc mắc liên quan đến công tác văn thư, đặc biệt và về sử dụng và quản lý con dấu. Tôi muốn hỏi khi đóng dấu, con dấu luôn phải được đóng ở cuối văn bản là đúng hay sai? Việc quản lý con dấu được quy định như thế nào? Bên cạnh đó, nhà nước quy định như thế nào về quản lý đối với công tác văn thư? Tiền dùng để hỗ trợ giải quyết hoạt động chuyển phát văn bản có được xếp vào kinh phí cho công tác văn thư hay không?
Cho tôi hỏi về trường hợp trợ cấp 1 lần đối với viên chức khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà bị đứt quãng thì có được cộng dồn không? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn!
Văn bản hợp nhất có được đưa vào phần căn cứ khi ra quyết định hay không? Cụ thể đối với trường hợp Luật Năng lượng Nguyên tử 2008 (Luật số 18, ngày 3/6/2008) hiện nay vẫn còn hiệu lực; Ngày 10/12/2018 VPQH ban hành văn bản hợp nhất số 38. Trong VBHN này có chỉnh sửa một số điều của Luật Năng lượng Nguyên tử 2008. Như vậy khi ra quyết định thành lập Hội đồng An toàn bức xạ của Viện, phần Căn cứ, tôi phải ghi như thế nào cho đúng với Quy định của Nhà nước? Vậy thì đối với việc hợp nhất văn bản để ban hành văn bản hợp nhất, trách nhiệm của cơ quan nhà nước là gì?
Trường hợp Quyết định nâng lương cá nhân (QĐ cá biệt) khi cơ quan cấp trên gửi về qua đường văn bản điện tử, Văn thư đã tiếp nhận qua hệ thống văn bản điện tử rồi. Khi nhận được văn bản giấy, Văn thư có được đóng dấu công văn đến (lấy số đến theo văn bản điện tử) không? Hoạt động tiếp nhận văn bản đến là bước thứ mấy trong trình tự quản lý văn bản đến và thuộc thẩm quyền giải quyết của ai?
Tôi có nghe nói bí mật nhà nước tùy vào từng loại sẽ được chia làm nhiều độ mật khác nhau. Cụ thể là thế nào? Có trường hợp nào bí mật nhà nước đang ở độ Tối mật nhưng bị giảm xuống thành độ Tuyệt mật hoặc nâng lên thành độ Mật không? Vậy có trường hợp nào bí mật nhà nước không còn được xem là bí mật nữa hay không?
Tôi muốn biết trong trường hợp những tài liệu chứa bí mật nhà nước không cần phải lưu giữ nữa thì nhà nước sẽ xử lý những tài liệu đó như thế nào? Tiêu hủy hay cất giữ ở một nơi khác? Nếu phải tiêu hủy, ai có thẩm quyền thực hiện? Những cán bộ làm việc trong Bộ Công an có thẩm quyền tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước hay không? Cụ thể quá trình tiêu hủy diễn ra như thế nào?
Tôi nghe nói các cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước thì phải được phân công cụ thể đúng không? Vậy trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước thuộc về ai? Người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước có cần phải có bằng cấp, chứng nhận để thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước không?
Có quy định nào liên quan đến tính minh bạch và công khai của các văn bản của UBND các cấp không? Ví dụ như các công văn là văn bản hành chính giải quyết các nội dung cụ thể trong quá trình thực hiện công tác quản lý hành chính nhà nước thì có phải công khai không? Nếu công khai thì mình có thể xem được thông qua các kênh nào? Thời điểm công bố có ảnh hưởng đến thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật không? Hoạt động đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Ở trường có giáo viên công tác ở xã vùng 3 luôn hoàn thành nhiệm vụ từ năm 2006, đến nay chuyển ra công tác vùng thuận lợi. Cho tôi hỏi chế độ chuyển vùng của giáo viên đó được hưởng thế nào? hệ số phụ cấp công tác lâu năm là bao nhiêu? Xin cảm ơn nhiều.
Tôi muốn hỏi bí mật nhà nước được bảo vệ trong thời hạn bao lâu? Bí mật nhà nước được phân loại theo độ mật, vậy thời hạn bảo vệ có khác nhau ở từng độ mật hay không? Có trường hợp nào được gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước hay không? Bí mật nhà nước đã được gia hạn thì sau khi hết thời gian gia hạn sẽ được giải mật hay tiếp tục gia hạn lần nữa?
Tôi thấy ngày nay các cơ quan nhà nước ban hành ra những văn bản hợp nhất khá tiện dụng cho mọi người khi tra cứu. Do đó, tôi có một số thắc mắc liên quan đến hoạt động hợp nhất văn bản như sau. Hợp nhất văn bản đối với những nội dung được bổ sung và những nội dung được sửa đổi có khác nhau gì hay không? Khi xây dựng văn bản hợp nhất, có cần tuân thủ theo các quy định về thể thức văn bản hay không? Tên của văn bản hợp nhất được lấy theo tên văn bản ban hành trước hay sau?