Cấm xuất khẩu là gì? Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
Cấm xuất khẩu là gì? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu?
Theo Điều 8 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
>>Xem chi tiết Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu tại đây Tải
Cấm xuất khẩu là gì? Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.
Như vậy, theo quy định thì Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Lưu ý: Việc xuất khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Thương nhân có được kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;
c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.
2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, thương nhân được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý: Đối với kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng việc mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác cần phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ như thế nào theo quy định của Luật Đất đai mới?
- Đối tượng áp dụng Luật Hải quan là ai? Công chức hải quan có nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan?
- Sĩ quan là gì? Những việc sĩ quan không được làm là những việc nào theo quy định của pháp luật?
- Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
- Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?