Những cán bộ làm việc trong Bộ Công an có thẩm quyền tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước không?
Tài liệu chứa bí mật nhà nước không cần thiết phải lưu giữ nữa thì sẽ xử lý như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
"Điều 14. Tiêu huỷ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc."
Theo đó, những tài liệu chứa bí mật nhà nước khi không cần thiết phải lưu giữ nữa thì sẽ được tiêu hủy. Tuy nhiên, việc tiêu hủy phải đảm bảo không gây hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì mới có thể được tiến hành.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều này quy định một số yêu cầu đối với việc tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước, cụ thể:
"2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và loại bỏ hoàn toàn thông tin bí mật nhà nước;
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung."
Tiêu huỷ tài liệu chứa bí mật nhà nước
Những cán bộ làm việc trong Bộ Công an có thẩm quyền tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước không?
Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 104/2021/TT-BCA như sau:
- Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
- Cán bộ, chiến sĩ đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 104/2021/TT-BCA:
"Điều 4. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Cấp phó của những người được quy định tại điểm a, b, c khoản này.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an;
c) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng và chức vụ tương đương;
d) Cấp phó của những người được quy định tại điểm b, c khoản này."
Như vậy, căn cứ những quy định trên, người có thẩm quyền tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước bao gồm Bộ Trưởng Bộ Công an và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an; không phải mọi cán bộ trong Bộ Công an đều có thể thực hiện việc tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước.
Hoạt động tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước diễn ra như thế nào?
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 14 Thông tư 104/2021/TT-BCA, việc tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước trong những trường hợp cụ thể diễn ra như sau:
(1) Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
- Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan đến bí mật nhà nước cần tiêu hủy;
- Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này ban hành quyết định tiêu hủy;
- Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
(2) Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Như vậy, một trong những trường hợp tiến hành tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước là khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về yêu cầu, thẩm quyền và trình tự tiến hành tiêu hủy tài liệu chứa bí mật nhà nước cụ thể như trên để các cá nhân, tổ chức liên quan áp dụng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?